Người được cử tuyển để đào tạo trình độ đại học là gì?

Theo quy định hiện nayt hì người học theo chế độ cử tuyển có được đào tạo trong hệ thống chính quy không? Người được cử tuyển để đào tạo trình độ đại học là gì?

Người được cử tuyển để đào tạo trình độ đại học là gì?

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 141/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Đào tạo cử tuyển
1. Đào tạo dự bị đại học, cao đẳng đối với người học cử tuyển
a) Đối tượng phải qua đào tạo dự bị
Người được cử tuyển để đào tạo trình độ đại học, cao đẳng là học sinh phổ thông phải học một năm dự bị tại trường dự bị đại học hoặc tại khoa dự bị đại học của các trường được phép đào tạo dự bị đại học;
b) Đối tượng không qua đào tạo dự bị
Người trúng tuyển vào đại học, cao đẳng tại năm xét đi học cử tuyển không phải học dự bị mà được chuyển ngay vào đào tạo đại học, cao đẳng;
...

Như vậy, đối chiếu quy định trên ta có thể hiểu rằng người được cử tuyển để đào tạo trình độ đại học là những học sinh phổ thông phải học một năm dự bị tại trường dự bị đại học hoặc tại khoa dự bị đại học của các trường được phép đào tạo dự bị đại học.

Người được cử tuyển để đào tạo trình độ đại học là gì?

Người được cử tuyển để đào tạo trình độ đại học là gì? (Hình từ Internet)

Người học theo chế độ cử tuyển có được đào tạo trong hệ thống chính quy không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định về vấn đề đào tạo cử tuyển như sau:

Đào tạo cử tuyển
...
2. Đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp đối với người học cử tuyển
a) Người học theo chế độ cử tuyển được đào tạo trong hệ thống giáo dục chính quy và bố trí học chung với sinh viên của cơ sở giáo dục theo ngành đào tạo;
b) Thời gian hoàn thành chương trình đào tạo trình độ đại học được thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian tối đa hoàn thành được cộng thêm 02 năm học (04 học kỳ) số với thời gian thiết kế cho chương trình;
c) Thời gian hoàn thành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện theo quy chế đào tạo hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thời gian tối đa hoàn thành được cộng thêm 01 năm học (02 học kỳ) số với thời gian thiết kế cho chương trình;
d) Thời gian hoàn thành chương trình đào tạo trình độ trung cấp được thực hiện theo quy định thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thời gian tối đa hoàn thành được cộng thêm 1/2 năm học (01 học kỳ) số với thời gian thiết kế cho chương trình;
đ) Người học hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian tối đa quy định tại các điểm b, c và d khoản này được hưởng các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo chế độ cử tuyển; ngoài thời gian tối đa quy định, người học cử tuyển phải tự túc học tập, không được xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp;
e) Việc tổ chức đào tạo, xét công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng được thực hiện theo trình độ đào tạo tương ứng theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Theo đó, người học theo chế độ cử tuyển được đào tạo trong hệ thống giáo dục chính quy và bố trí học chung với sinh viên của cơ sở giáo dục theo ngành đào tạo.

Như vậy, đối chiếu quy định thấy rằng người học theo chế độ cử tuyển sẽ được đào tạo trong hệ thống chính quy.

Kinh phí đào tạo người học theo chế độ cử tuyển được cân đối từ nguồn nào?

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 141/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:

Kinh phí đào tạo cử tuyển
Kinh phí đào tạo người học theo chế độ cử tuyển được cân đối trong dự toán chi ngân sách nhà nước của lĩnh vực giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp hằng năm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Trong đó, Học bổng chính sách của người học theo chế độ cử tuyển được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.
Trường hợp người học cử tuyển học các ngành đào tạo giáo viên thì chính sách hỗ trợ tiền chi phí sinh hoạt được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ Quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm”.

Như vậy, kinh phí đào tạo người học chế độ cử tuyển được cân đối từ dự toán chi ngân sách nhà nước của lĩnh vực giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp hằng năm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

Chế độ cử tuyển
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Người được cử tuyển để đào tạo trình độ đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cứ đề xuất chỉ tiêu cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn tuyển sinh theo chế độ cử tuyển ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng học bổng chính sách đối với sinh viên theo chế độ cử tuyển là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có quyền và nghĩa vụ gì?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 35
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;