Ngày Quốc tế Đàn ông ngày 19 tháng 11 là ngày gì? Giáo viên nam có được nghỉ ngày Quốc tế Đàn ông ngày 19 tháng 11 hay không?
Ngày Quốc tế Đàn ông ngày 19 tháng 11 là ngày gì?
Ngày lễ này được sáng lập bởi Tiến sĩ Jerome Teelucksingh vào năm 1999. Ông chọn ngày 19/11 để bày tỏ lòng biết ơn đến người cha của mình và khuyến khích mọi người dành thời gian suy ngẫm về vai trò của đàn ông trong cuộc sống.
Ngày 19/11 được Liên Hợp Quốc ủng hộ làm ngày Quốc tế đàn ông, và nhận được ủng hộ nhiệt tình từ các nhóm nam giới ở Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Phi và vùng Caribe.
Ngày Quốc tế Đàn ông, được tổ chức vào ngày 19 tháng 11 hàng năm, là một dịp đặc biệt để tôn vinh vai trò quan trọng của nam giới trong gia đình và xã hội. Đây cũng là cơ hội để nâng cao nhận thức về những vấn đề mà nam giới phải đối mặt, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới.
*Lưu ý: Thông tin ngày Quốc tế Đàn ông ngày 19 tháng 11 chỉ mang tính chất tham khảo./.
Ngày Quốc tế Đàn ông ngày 19 tháng 11 là ngày gì? Giáo viên nam có được nghỉ ngày Quốc tế Đàn ông ngày 19 tháng 11 hay không? (Hình từ Internet)
Giáo viên nam có được nghỉ ngày Quốc tế Đàn ông ngày 19 tháng 11 hay không?
Theo đó căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết của giáo viên nam như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Như vậy đây không phải là ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật nên giáo viên nam không được nghỉ ngày này tuy nhiên nếu rơi vào ngày nghỉ cuối tuần thì giáo viên nam có thể được nghỉ.
Ứng xử của giáo viên nam trong môi trường giáo dục ra sao?
Căn cứ tại Điều 6 Quy tắc ứng xử của giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT thì ứng xử của giáo viên nam trong môi trường giáo dục như sau:
- Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.
- Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý.
- Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.
- Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi.
- Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
Các hành vi giáo viên nam không được làm là gì?
Căn cứ Điều 31 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32-2020-TT-BGDDT quy định các hành vi giáo viên nam không được làm là:
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.
- Gian lận trong kiểm tra, thi, tuyển sinh; gian lận trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén nội dung dạy học, giáo dục.
- Xuyên tạc nội dung dạy học, giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, sai với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.
- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
- Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động dạy học, giáo dục.
- Cản trở, gây khó khăn trong việc hỗ trợ, phục vụ công tác dạy học, giáo dục học sinh và các công việc khác.
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?
- File word mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của Đảng viên? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu bản cam kết?
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu về năng lực nhận biết lịch sử văn học Việt Nam lớp 8 ra sao?
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên: kết quả khắc phục hạn chế khuyết điểm?
- Văn tả về ông của em lớp 5 ngắn gọn? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 mới nhất 2024 là gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về tình yêu thương lớp 12? Phẩm chất nhân ái của học sinh lớp 12 cần đảm bảo yêu cầu gì?