Ngày pháp luật là ngày nào? 6 nội dung khi tổ chức Ngày Pháp luật là gì?
Ngày pháp luật là ngày nào?
Căn cứ Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:
Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Ngày pháp luật hay đầy đủ là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày pháp luật là ngày 9 tháng 11 năm 2024 (Dương lịch)
Tức Ngày 9 tháng 10 Năm 2024 (Âm lịch)
- Ngày 9 tháng 11 được chọn làm Ngày Pháp luật vì đây là ngày kỷ niệm Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua Hiến pháp đầu tiên vào năm 1946. Đây là một mốc son quan trọng trong lịch sử xây dựng nhà nước pháp quyền của Việt Nam.
- Ngày Pháp luật Việt Nam, kỷ niệm vào ngày 9 tháng 11 hàng năm, mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đất nước ta. Dưới đây là những ý nghĩa sâu sắc của ngày này:
+ Tôn vinh Hiến pháp và pháp luật: Ngày 9/11 là dịp để cả nước cùng nhau tôn vinh Hiến pháp và hệ thống pháp luật của đất nước, ghi nhận những thành tựu đã đạt được trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
+ Giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật: Đây là cơ hội để nâng cao nhận thức của toàn dân về vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, khuyến khích mọi người tuân thủ pháp luật và bảo vệ pháp luật.
+ Xây dựng văn hóa pháp luật: Qua các hoạt động kỷ niệm Ngày Pháp luật, chúng ta góp phần xây dựng một xã hội có văn hóa pháp luật, nơi mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
+ Đánh giá và rút kinh nghiệm: Ngày Pháp luật cũng là dịp để các cơ quan, tổ chức và cá nhân đánh giá lại công tác xây dựng, phổ biến và thi hành pháp luật, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật.
+ Khuyến khích sáng tạo và đổi mới: Việc tôn vinh pháp luật không chỉ là việc tuân thủ các quy định hiện hành mà còn là việc khuyến khích sáng tạo, đổi mới trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
Ngày pháp luật là ngày nào? 6 nội dung khi tổ chức Ngày Pháp luật là gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của các Bộ ngành trong việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra sao?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 28/2013/NĐ-CP trách nhiệm của các Bộ ngành trong việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định như sau:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 6, Khoản 1 Điều 25 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
+ Tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ và hướng dẫn của Bộ Tư pháp;
+ Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Thực hiện việc thống kê, báo cáo Bộ Tư pháp về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Sơ kết, tổng kết, khen thưởng các tập thể, cá nhân trong ngành, lĩnh vực có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều này.
6 nội dung khi tổ chức Ngày Pháp luật là gì?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 28/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật
1. Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung sau đây:
a) Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội;
b) Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật;
c) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
d) Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;
đ) Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật;
e) Nội dung khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
2. Ngày Pháp luật có thể được tổ chức dưới các hình thức sau đây:
a) Mít tinh; hội thảo; tọa đàm;
b) Thi tìm hiểu pháp luật;
c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm;
d) Các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì 6 nội dung khi tổ chức Ngày Pháp luật gồm:
[1] Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội;
[2] Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật;
[3] Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
[4] Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;
[5] Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật;
[6] Nội dung khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?