07:50 | 12/08/2024

Mức đóng bảo hiểm y tế của giáo viên là bao nhiêu?

Theo quy định hiện nay thì giáo viên mỗi tháng phải trích bao nhiêu lương để đóng bảo hiểm y tế?

Mức đóng bảo hiểm y tế của giáo viên là bao nhiêu?

Căn cứ điểm 1.2 khoản 1 Điều 17 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về đối tượng tham gia BHYT cụ thể như sau:

Đối tượng tham gia BHYT theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Nhóm do người lao động và đơn vị đóng, bao gồm:
...
1.2. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Căn cứ khoản 1 Điều 18 quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về mức đóng bảo hiểm y tế , trách nhiệm đóng BHYT như sau:

Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.
Đối với đối tượng quy định tại Điểm 1.4 Khoản 1 Điều 17: Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định) hoặc 4,5% tiền lương tháng ghi trong HĐLĐ (đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động); trong đó, Công an đơn vị, địa phương đóng 3%, người lao động đóng 1,5%.

Như vậy, giáo viên là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế, mức đóng bảo hiểm y tế của giáo viên là 1,5%.

Mức đóng bảo hiểm y tế của giáo viên là bao nhiêu?

Mức đóng bảo hiểm y tế của giáo viên là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Phụ cấp thâm niên giáo viên có tính đóng bảo hiểm y tế không?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp thâm niên như sau:

Mức phụ cấp thâm niên
1. Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
2. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, phụ cấp thâm niên giáo viên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và có tính đóng bảo hiểm y tế.

Cơ sở khám chữa bệnh không tổ chức khám ngoài giờ hành chính thì giáo viên được hưởng đẩy đủ quyền lợi bảo hiểm y tế khi nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định như sau:

Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
....
3. Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đồng thời, theo Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cụ thể như sau:

Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
...
4. Trường hợp cấp cứu:
a) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
b) Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.
5. Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.
...

Theo đó, trong trường hợp cấp cứu để đảm bảo chữa trị kịp thời khi xảy ra tình huống khẩn cấp, giáo viên được đến khám chữa bệnh tại bất kì cơ sở y tế nào. Khi đó, giáo viên dù khám chữa bệnh ngoài giờ vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi về bảo hiểm y tế.

Đồng thời, bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.

Như vậy, nếu cơ sở khám chữa bệnh không tổ chức khám ngoài giờ hành chính thì giáo viên vẫn có thể được hưởng đầy đủ các quyền lợi về bảo hiểm y tế nếu thuộc trường hợp cấp cứu.

Bảo hiểm y tế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm y tế học sinh có bắt buộc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế của học sinh khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên năm cuối tham gia bảo hiểm y tế bao nhiêu tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức đóng bảo hiểm y tế của giáo viên là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế học sinh trong bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh có được tham gia bảo hiểm y tế không? Khi đi khám bệnh cần những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm y tế học sinh lớp 1 bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua bảo hiểm y tế cho học sinh ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế học sinh có thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm y tế học sinh năm học 2024 2025 là bao nhiêu?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;