Mục đích dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một là như thế nào?

Việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một nhằm mục đích gì?

Mục đích dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một là như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT quy định về mục đích như sau:

Mục đích
1. Tổ chức, quản lí, hướng dẫn hoạt động dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một.
2. Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, tạo hứng thú, chủ động cho trẻ trong học tập; hình thành một số kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một.
3. Xác định được những nội dung cần phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một

Như vậy, mục đích dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một là:

- Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, tạo hứng thú, chủ động cho trẻ trong học tập;

- Hình thành một số kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một.

Khi thực hiện việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một cần đảm bảo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT quy địnhkhi thực hiện việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một cần đảm bảo nguyên tắc sau đây:

- Tiếp cận theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, trong đó lấy việc hình thành và phát triển năng lực tiếng Việt làm định hướng cơ bản.

- Thực hiện phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, phương pháp dạy học ngôn ngữ thứ hai để dạy học tiếng Việt cho trẻ.

- Tổ chức thông qua hoạt động chơi, trải nghiệm, khám phá, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lí của trẻ trong độ tuổi chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học.

- Tích hợp dạy và học tiếng Việt với dạy các kĩ năng học tập ban đầu, tích hợp dạy và học tiếng Việt với dạy và học văn hóa dân tộc.

- Bảo đảm tính kế thừa và liên thông: nội dung dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một kế thừa nội dung của chương trình giáo dục bậc Mầm non và liên thông với nội dung của chương trình giáo dục cấp Tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mục đích dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một là như thế nào?

Mục đích dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một là như thế nào? (Hình từ Internet)

Nội dung dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một có những gì?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một theo các nội dung cụ thể sau:

- Chuẩn bị tâm thế vào lớp Một.

- Hình thành các kĩ năng học tập cơ bản.

- Hình thành và phát triển năng lực nghe, nói.

- Hình thành và phát triển năng lực đọc.

- Hình thành và phát triển năng lực viết.

Các nội dung này được sắp xếp theo trình tự khoa học, tương ứng với 20 bài học, thể hiện thông qua các chủ đề, chủ điểm gần gũi và phù hợp với trẻ theo định hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất người học

Khi thực hiện việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một thì hình thành và phát triển kĩ năng viết như thế nào?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT quy định về hình thành và phát triển năng lực viết như sau:

Hình thành và phát triển năng lực viết
1. Biết ngồi viết đúng tư thế, biết cách cầm bút chì bằng ba đầu ngón tay, biết cách tô chữ và chữ số trên vở ô li.
2. Biết cách xác định đường kẻ ngang, đường kẻ dọc, dòng kẻ, ô ly và điểm tọa độ khi tô chữ, chữ số: điểm đặt bút, điểm chuyển hướng và điểm kết thúc.
3. Tô được các tổ hợp nét cơ bản: nét ngang, nét thẳng, nét xiên trái, nét xiên phải; nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu; nét cong kín, nét cong trái, nét cong phải; nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt trên, nét thắt giữa.
4. Thực hiện các hoạt động tô chữ, tô từ và tô chữ số từ 1 đến 9.

Như vậy, khi thực hiện việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một, cần phải dạy cho trẻ biết ngồi viết đúng tư thế, biết cách cầm bút chì bằng ba đầu ngón tay, biết cách tô chữ và chữ số trên vở ô li bên cạnh đó trẻ cũng cần đáp ứng thêm các yêu cầu như sau:

- Biết cách xác định đường kẻ ngang, đường kẻ dọc, dòng kẻ, ô ly và điểm tọa độ khi tô chữ, chữ số: điểm đặt bút, điểm chuyển hướng và điểm kết thúc.

- Tô được các tổ hợp nét cơ bản: nét ngang, nét thẳng, nét xiên trái, nét xiên phải; nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu; nét cong kín, nét cong trái, nét cong phải; nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt trên, nét thắt giữa.

- Thực hiện các hoạt động tô chữ, tô từ và tô chữ số từ 1 đến 9.

Trẻ em dân tộc thiểu số
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một là như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yêu cầu đối với hoạt động dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu đối với giáo viên dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một là gì?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 184

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;