Mẫu thơ về quê hương ngắn 4 chữ? Quy định về đặc điểm môn Ngữ văn chương trình mới ra sao?

Tham khảo ngay những mẫu thơ về quê hương ngắn 4 chữ? Quy định về đặc điểm môn Ngữ văn ra sao?

Mẫu thơ về quê hương ngắn 4 chữ?

Các bạn học sinh lớp 7 tham khảo ngay mẫu thơ về quê hương ngắn 4 chữ dưới đây:

Mẫu thơ về quê hương ngắn 4 chữ

Mẫu 1

Ai về cù lao

Biển xanh tươi thắm

Cỏ cây xanh mượt

Dịu dàng thân quen

Đẹp lắm quê ta

Em ơi hãy đến

Góc phố nhỏ nhoi

Hoàng hôn đẹp lắm

In sâu ký ức

Không thể nào mất

Là tình quê hương

Mãi nhớ xa xăm

Năm nào còn giặc

Ong đến từng bầy

Phải chăng như tiếng

Quân thù hét la

Rồi sau mỗi trận

Sang bằng chiến địa

Tiêu diệt cả đàn

Un trong máu lửa

Vùng quê anh dũng

Xưa nay vẫn thế.

Mẫu 2

Dù đi muôn nơi

Đừng quên cội nguồn

Tổ quốc yêu thương

Nơi ta chào đời.

Dẫu xa muôn trùng

Lòng luôn hướng về

Việt Nam yêu dấu

Tổ quốc thiêng liêng.

Mẫu 3

Nó đẹp nhất tỉnh

Có thác nước Đambri

Có hồ Bảo Lộc

Bảo Lộc niềm vui

Bảo Lộc con người

Cái gì cũng đẹp

Tôi yêu Bảo Lộc.

Mẫu 4

Em tan trường về

Đường mưa nho nhỏ

Chim non giấu mỏ

Dưới cội hoa vàng

Bước em thênh thang

Áo tà nguyệt bạch

Ôm nghiêng cặp sách

Vai nhỏ tóc dài

Anh đi theo hoài

Gót giầy thầm lặng

Đường chiều úa nắn

Mưa nhẹ bâng khuâng.

Mẫu 5

Gió hát lao xao,

Cành cao chim hót.

Ong bướm lượn bay,

Mật ngọt tìm hoài.

Sông quê êm đềm,

Lục Bình trôi nhẹ.

Mái chèo khua nhịp,

Cảnh sắc thật đẹp.

Ai đi xa về,

Bạn bè ghé thăm.

Không rừng, sóng biển,

Đồng lúa vàng bay.

Đến một lần thôi,

Sẽ say đắm lòng,

Hương tình đất quê,

Đẹp tuyệt Hậu Giang.

*Lưu ý: Thông tin về mẫu thơ về quê hương ngắn 4 chữ chỉ mang tính chất tham khảo./.

Mẫu thơ về quê hương ngắn 4 chữ? Quy định về đặc điểm môn Ngữ văn chương trình mới ra sao?

Mẫu thơ về quê hương ngắn 4 chữ? Quy định về đặc điểm môn Ngữ văn chương trình mới ra sao? (Hình từ Internet)

7 hành vi học sinh THCS không được làm?

Theo Điều 37 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT 7 hành vi học sinh THCS không được làm bao gồm:

[1] Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

[2] Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

[3] Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

[4] Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

[5] Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

[6] Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

[7] Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Quy định về đặc điểm môn Ngữ văn chương trình mới ra sao?

Căn cứ Mục 1 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, như sau:

- Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

- Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...

- Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

- Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

- Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

- Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.

- Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.

- Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Môn ngữ văn lớp 6
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề thi học kì 1 môn ngữ văn lớp 6 có đáp án? Kiến thức văn học của môn ngữ văn lớp 6 có gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 mẫu bài thơ lục bát về tình yêu quê hương lớp 6? Những yêu cầu cần đạt về đọc hiểu văn bản văn học trong môn ngữ văn lớp 6 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thơ về quê hương ngắn 4 chữ? Quy định về đặc điểm môn Ngữ văn chương trình mới ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
5 mẫu viết đoạn văn về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay? Bước đầu viết bài văn trình bày ý kiến là nội dung lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Vẻ đẹp của một bài ca dao ngắn nhất? Học sinh lớp 6 có quyền dân chủ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lấy ví dụ về biện pháp tu từ điệp ngữ? Học sinh cấp học nào sẽ học biện pháp tu từ điệp ngữ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đóng vai Dế Mèn và viết về bài học đường đời đầu tiên lớp 6? Yêu cầu cần đạt về phẩm chất trung thực của học sinh lớp 6?
Hỏi đáp Pháp luật
Tuyển chọn 5 mẫu viết đoạn văn về hiện tượng lười học lớp 6? Điểm trung bình môn cả năm của 6 môn là 6 phẩy 5 thì đạt mức gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách lập dàn ý về hiện tượng lười học của học sinh? Học sinh lớp 6 có thành tích đột xuất sẽ được giấy khen?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp 06 bài văn mẫu miêu tả cảnh sinh hoạt ngày lễ giáng sinh lớp 6? Yêu cầu về đọc hiểu hình thức văn bản văn học môn Ngữ văn lớp 6?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 49

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;