Mẫu giấy khám sức khỏe cho học sinh lớp 10 là mẫu nào?
Mẫu giấy khám sức khỏe cho học sinh lớp 10 là mẫu nào?
Căn cứ theo Phụ lục XXIV được ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT có quy định về Mẫu giấy khám sức khỏe dùng cho người dưới 18 tuổi (lớp 10) là Mẫu số 02 sau đây:
>>> Xem chi tiết Mẫu giấy khám sức khỏe dùng cho người dưới 18 tuổi: Tải về.
Mẫu giấy khám sức khỏe cho học sinh lớp 10 là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp 10 khám sức khỏe sẽ khám những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Thông tư 32/2023/TT-BYT về nội dung khám sức khỏe như sau:
Nội dung khám sức khỏe
1. Đối với khám sức khỏe cho người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong giấy khám sức khỏe quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong giấy khám sức khỏe quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định tại Phụ lục số XXV ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Phải khám đầy đủ các nội dung theo từng chuyên khoa. Trường hợp khó cần hội chẩn hoặc chỉ định làm cận lâm sàng để chẩn đoán xác định và mức độ bệnh, tật làm cơ sở phân loại sức khoẻ.
6. Đối với trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu chỉ khám, kết luận đối với từng chuyên khoa theo yêu cầu và không phân loại sức khỏe.
Theo đó, quy định nói rằng đối với khám sức khỏe dùng cho người dưới 18 tuổi nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong giấy khám sức khỏe quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục số XXIV.
Như vậy, đối chiếu quy định thì Học sinh lớp 10 khám sức khỏe sẽ khám những nội dung dựa vào Mẫu số 02 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT chi tiết như sau:
Đầu tiên sẽ phải khám về
I. TIỀN SỬ BỆNH TẬT
Trong đó có hỏi về những vấn đề sau:
1. Tiền sử gia đình
Có ai trong gia đình mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh truyền nhiễm không:
a) Không □ b) Có □ ; Nếu “có”, đề nghị ghi cụ thể tên bệnh:
2. Tiền sử bản thân:
a) Sản khoa:
- Bình thường.
- Không bình thường: Đẻ thiếu tháng; Đẻ thừa cân; Đẻ có can thiệp; Đẻ ngạt; Mẹ bị bệnh trong thời kỳ mang thai (Nếu có cần ghi rõ tên bệnh:
b) Tiêm chủng:
c) Tiền sử bệnh/tật: (Các bệnh bẩm sinh và mãn tính)
- Không
- Có
Nếu “có”: ghi cụ thể tên bệnh
d) Hiện tại có đang điều trị bệnh gì không? Nếu có, ghi rõ tên bệnh và liệt kê các thuốc đang dùng:
II. KHÁM THỂ LỰC
- Chiều cao:………………. cm; - Cân nặng:………………… Kg;
- Chỉ số BMI: ………………
- Mạch: ……………………… lần/phút; - Huyết áp:………../……………. mmHg
Phân loại thể lực:
III. KHÁM LÂM SÀNG
1. Khám nhi khoa
2. Mắt
3. Tai-Mũi-Họng
4. Răng-Hàm-Mặt
IV. KHÁM CẬN LÂM SÀNG
V. KẾT LUẬN CHUNG
Học sinh lớp 10 khám sức khỏe xong sẽ phân loại sức khỏe ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT học sinh lớp 10 khám sức khỏe xong sẽ phân loại sức khỏe như sau:
- Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe của người được khám sức khoẻ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Căn cứ vào kết quả khám chuyên khoa, người thực hiện khám chuyên khoa ghi rõ bệnh, tật thuộc chuyên khoa đã khám và phân loại sức khỏe theo chuyên khoa được phân công khám.
- Căn cứ vào kết quả khám của từng chuyên khoa, người hành nghề được cơ sở khám sức khỏe phân công thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe và ký giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ (sau đây gọi tắt là người kết luận) thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe như sau:
+ Phân loại sức khỏe cho người được khám sức khỏe thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động;
+ Trường hợp người được khám sức khỏe có bệnh, tật thì người kết luận tư vấn phương án điều trị, phục hồi chức năng hoặc giới thiệu để khám bệnh, chữa bệnh.
- Sau khi phân loại sức khỏe, người kết luận phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ sở khám sức khỏe vào giấy khám sức khỏe hoặc sổ khám sức khỏe định kỳ. Dấu sử dụng trong giao dịch chính thức của cơ sở khám sức khỏe theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
- Đối với những trường hợp khám sức khoẻ theo bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ban hành hoặc thừa nhận thì việc phân loại sức khỏe căn cứ vào quy định của bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành đó.
- Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu nhưng không khám đầy đủ các chuyên khoa theo mẫu giấy khám sức khoẻ quy định tại Thông tư này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi thực hiện việc khám sức khoẻ chỉ khám, kết luận đối với từng chuyên khoa theo yêu cầu của người được khám sức khoẻ và không phân loại sức khỏe.
- Trung tâm giáo dục thường xuyên có phải là đơn vị sự nghiệp công lập?
- Điều kiện, thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Có các hội đồng nào trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên?
- Các hình thức đánh giá trong chương trình giáo dục thường xuyên là gì?
- Ai là người chịu trách nhiệm về các thông tin tuyển sinh của trung tâm giáo dục thường xuyên?
- Trường trung cấp có phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp không?
- Giáo viên là viên chức có phải chuyển chức danh nghề nghiệp khi chuyển cấp dạy?
- Có được ký hợp đồng thỉnh giảng với giáo viên cơ hữu? Tiêu chuẩn của giáo viên thỉnh giảng theo quy định tại Thông tư 44 ra sao?
- Quy định về xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Dự thảo mới nhất như thế nào?
- Top 20 bài thơ khi mới đi học hay nhất? 5 yêu cầu cần đạt trong kỹ thuật đọc môn Tiếng Việt lớp 1 là gì?