Mẫu đơn xin chuyển trường THCS khác tỉnh mới nhất là mẫu nào?
Mẫu đơn xin chuyển trường THCS khác tỉnh mới nhất là mẫu nào?
* Lưu ý: Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT viết tắt thành "Quy định ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT".
Khi học sinh trung học cơ sở cần chuyển trường sang một nơi khác để học sẽ phải xin chuyển trường theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT.
Vì vậy việc chuyển từ 1 trường THCS này chuyển sang một trường THCS khác ngoài tỉnh đang học thì tải về mẫu đơn sau:
Tải về Mẫu đơn xin chuyển trường khác tỉnh, thành phố
Trường hợp chuyển sang trường khác trong cùng 1 tỉnh thì tải về mẫu đơn sau:
Tải về Mẫu đơn xin chuyển trường trong tỉnh, thành phố
*Lưu ý: Mẫu đơn trên đây chỉ mang tính chất tham khảo
Học sinh không thích học tại trường THCS có thể xin chuyển sang trường THCS khác không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT về đối tượng xin chuyển trường như sau:
Đối tượng chuyển trường và xin học lại.
1. Chuyển trường:
a) Học sinh chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
b) Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do thực sự chính đáng để phải chuyển trường.
2. Xin học lại:
Học sinh xin học lại sau thời gian nghỉ nhưng còn trong độ tuổi quy định của từng cấp học.
Theo đó, học sinh chỉ được chuyển trường theo 3 lý do:
[1] Chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
[2] Chuyển trường vì có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình.
[3] Có lý do thực sự chính đáng để phải chuyển trường.
Như vậy, đối với quy định trên thì trường hợp học sinh có lý do là không thích học tại trường THCS này thì không thể xin chuyển sang trường THCS khác vì không thuộc 3 lý do được quy định.
Mẫu đơn xin chuyển trường THCS khác tỉnh mới nhất là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục hồ sơ xin chuyển trường THCS thì cần những gì?
Căn cứ theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT (có nội dung bị bãi bỏ bởi và thay thế bởi Điều 2 Thông tư 50/2021/TT-BGDĐT), quy định về hồ sơ, thủ tục chuyển trường như sau:
* Về hồ sơ chuyển trường THCS cần chuẩn bị những giấy tờ gồm:
- Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.
- Học bạ (bản chính).
- Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc tư thục).
- Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.
- Giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở); Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đi cấp (trường hợp xin chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác).
* Về thủ tục chuyển trường THCS thực hiện như sau:
- Đối với học sinh trung học cơ sở:
Chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố: Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ và xem xét, giải quyết theo quy định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác: Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi đến tiếp nhận và giới thiệu về trường theo nơi cư trú, kèm theo hồ sơ đã được kiểm tra.
* Lưu ý: việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đến xem xét, quyết định.
Hiệu trưởng trường THCS có trách nhiệm gì khi học sinh xin chuyển trường?
Căn cứ theo Điều 21 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT, quy định về trách nhiệm thực hiện như sau:
Trách nhiệm thực hiện.
1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của giáo dục địa phương, xem xét, ban hành những hướng dẫn và quy định bổ sung cần thiết để tổ chức thực hiện tốt việc chuyển trường, thông báo rộng rãi đến nhà trường và phụ huynh học sinh, nhằm bảo đảm quyền học tập chính đáng của học sinh, đồng thời ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực có thể nảy sinh.
2. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng các quy định về đối tượng, hồ sơ, thủ tục trong việc chuyển trường cho học sinh, tiếp nhận học sinh Việt Nam ở nước ngoài về nước, học sinh người nước ngoài học tại Việt Nam.
b) Không cưỡng ép hoặc gợi ý học sinh trường mình chuyển sang trường khác dưới bất kỳ lý do nào.
c) Thực hiện chế độ báo cáo với Sở Giáo dục và Đào tạo (cấp trung học phổ thông), Phòng Giáo dục và Đào tạo (cấp trung học cơ sở) trong việc chuyển trường cho học sinh, tiếp nhận học sinh Việt Nam ở nước ngoài về nước, học sinh người nước ngoài học tại Việt Nam./.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì hiệu trưởng trường THCS sẽ có 3 trách nhiệm sau:
- Thực hiện đúng các quy định về đối tượng, hồ sơ, thủ tục trong việc chuyển trường cho học sinh.
- Bên cạnh đó, Không cưỡng ép hoặc gợi ý học sinh trường mình chuyển sang trường khác dưới bất kỳ lý do nào.
- Thực hiện chế độ báo cáo với Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc chuyển trường cho học sinh.
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?