Mẫu đánh giá công tác y tế trường học dành cho các cơ sở giáo dục phổ thông?
- Mẫu đánh giá công tác y tế trường học dành cho các cơ sở giáo dục phổ thông?
- Hướng dẫn chấm điểm công tác y tế trường học dành cho các cơ sở giáo dục phổ thông?
- Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm đánh giá công tác y tế trường học hay không?
- Nguyên tắc sử dụng kinh phí thực hiện công tác y tế trường học như thế nào?
Mẫu đánh giá công tác y tế trường học dành cho các cơ sở giáo dục phổ thông?
Hiện nay mẫu đánh giá công tác y tế trường học dành cho các cơ sở giáo dục phổ thông được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT cụ thể như sau:
Tải về mẫu đánh giá công tác y tế trường học dành cho các cơ sở giáo dục phổ thông
Hướng dẫn chấm điểm công tác y tế trường học dành cho các cơ sở giáo dục phổ thông?
Tại Phục lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT có hướng dẫn chấm điểm công tác y tế trường học dành cho các cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
Nguyên tắc chấm điểm
- Chỉ chấm điểm với các tiêu chí có thực hiện
- Các nội dung không quy định bắt buộc thực hiện đối với nhà trường thì trừ điểm chuẩn và tổng điểm
- Thực hiện đầy đủ tiêu chí được 100% mức điểm chuẩn, thực hiện chưa đầy đủ được 50% mức điểm chuẩn
Đánh giá kết quả:
- Tổng điểm tối đa là 100 điểm
*Trường đạt loại Tốt: có tổng mức điểm đạt ≥ 90 điểm và đạt từ ≥ 80% điểm chuẩn của từng nhóm tiêu chí bắt buộc.
- Các nhóm tiêu chí bắt buộc gồm:
+ Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, cấp thoát nước vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, điều kiện chăm sóc sức khỏe học sinh (32,0 điểm trở lên);
+ Bảo đảm môi trường thực thị chính sách và xây dựng các mối quan hệ xã hội trong trường học, liên kết cộng đồng (8,0 điểm trở lên);
+ Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh (16,0 điểm trở lên);
+ Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe (12,0 điểm trở lên).
*Trường đạt loại Khá: từ 70 - <90% tổng mức điểm chuẩn;
Có một trong các nhóm tiêu chí bắt buộc không đạt 70% mức điểm chuẩn.
*Trường đạt loại Trung bình: từ 50 - <70% tổng mức điểm chuẩn;
Có một trong các nhóm tiêu chí bắt buộc không đạt 50% mức điểm chuẩn.
*Trường Không đạt: có dưới 50% tổng mức điểm chuẩn.
Mẫu đánh giá công tác y tế trường học dành cho các cơ sở giáo dục phổ thông? (Hình từ Internet)
Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm đánh giá công tác y tế trường học hay không?
Tại Điều 14 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT có nội dung bị thay thế bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo như sau:
Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Phối hợp với ngành Y tế địa phương tham mưu với Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lập kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác y tế trường học trên địa bàn.
2. Đôn đốc, giám sát và thanh tra, kiểm tra các trường học trong việc thực hiện các nội dung về công tác y tế trường học theo quy định tại Thông tư liên tịch này.
3. Phối hợp với ngành Y tế trong công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên y tế trường học.
4. Phối hợp với ngành Y tế địa phương hằng năm tiến hành tổng kết, đánh giá công tác y tế trường học trên địa bàn.
5. Thực hiện việc thống kê, báo cáo kết quả hoạt động y tế trường học theo quy định.
6. Việc tuyển dụng nhân viên y tế trường học phải thực hiện theo các quy định của các cơ quan có thẩm quyền.
7. Trong trường hợp có quy hoạch, xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa trường học, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập, đồ chơi trẻ em, thuốc, thiết bị y tế phải thực hiện hoặc tham mưu với cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành
Như vậy, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với ngành Y tế địa phương hằng năm tiến hành tổng kết, đánh giá công tác y tế trường học trên địa bàn.
Nguyên tắc sử dụng kinh phí thực hiện công tác y tế trường học như thế nào?
Tại Điều 3 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định như sau:
Kinh phí thực hiện
1. Nguồn kinh phí thực hiện công tác y tế trường học bao gồm:
a) Nguồn kinh phí sự nghiệp y tế, giáo dục và đào tạo hằng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành của các đơn vị;
b) Nguồn bảo hiểm y tế học sinh theo quy định hiện hành;
c) Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Kinh phí thực hiện cho công tác y tế trường học phải được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện công tác y tế trường học được áp dụng theo các quy định hiện hành.
Theo đó, kinh phí thực hiện công tác y tế trường học được sử dụng trên nguyên tắc đúng mục đích, đúng chế độ theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Ngoài ra, kinh phí thực hiện công tác y tế trường học đến từ các nguồn sau:
- Nguồn kinh phí sự nghiệp y tế, giáo dục và đào tạo hằng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành của các đơn vị;
- Nguồn bảo hiểm y tế học sinh theo quy định hiện hành;
- Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?