Mẫu bài văn nghị luận về Ăn quả nhớ kẻ trồng cây lớp 9? Hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp THCS của học sinh lớp 9?
Mẫu bài văn nghị luận về Ăn quả nhớ kẻ trồng cây lớp 9?
Tục ngữ Việt Nam từ lâu đã lưu giữ nhiều bài học sâu sắc về đạo lý làm người, trong đó câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một lời nhắc nhở ý nghĩa về lòng biết ơn và sự trân trọng những người đã tạo ra giá trị cho cuộc sống. Dưới đây là mẫu bài văn nghị luận về Ăn quả nhớ kẻ trồng cây mà học sinh có thể tham khảo.
Nghị luận về Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Mẫu số 1:
Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ. Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây”? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay : “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”. Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hẹ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ. Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhắc nhở nhau sống. |
Nghị luận về Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Mẫu số 2:
Lòng biết ơn đối với người khác, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu nói về một đạo đức tốt được ông bà ta răn dạy con cháu từ đời này qua đời khác. Chúng ta là một thế hệ đi sau phải biết khắc cốt, ghi tâm công lao trời biển đó của người xưa, đồng thời phát huy truyền thống quí báu đó. Đây là một câu giáo huấn vô cùng sâu sắc về vấn đề đạo đức của một con người, khi có được những quả ngon ngọt để tận hưởng thì phải luôn nhớ đến công lao của người đã ra sức vun trồng chăm sóc hằng ngày. Qua hình ảnh đó người xưa luôn muốn dạy con cháu mình khi đạt được những thành công trong cuộc sống luôn phải nhớ đến những người đã cùng mình tạo ra thành công này. Giống như để có một cuộc sống đầy đủ, không có chiến tranh thì biết bao lớp người đã phải chiến đấu và hi sinh nằm lại nơi đất Mẹ. Bát cơm ta ăn hôm nay cũng đã phải vất vả "một nắng hai sương” của những người nông dân thức khuya về muộn. Những công trình kiến trúc, những di sản văn hóa cũng là tài sản mà người đời trước đã để lại cho con cháu đời sau. Hay nói đến một minh chứng mà mọi người dễ thấy hơn đó chính là công lao của những đấng sinh thành, của những chuyến đò đã chở đến cho chúng ta những kiến thức vô cùng quí báu cho cuộc sống này. Và chúng ta sẽ có khi đặt câu hỏi "tại sao?”, và câu trả lời cũng sẽ rất đơn giản, bởi lẽ tình cảm thiêng liêng là cơ sở dẫn đến những hành động tốt đẹp ở đời. Trong mỗi gia đình dù nghèo khó hay sang giàu, đều sẽ dành một nơi thật trang nghiêm để thờ cúng tổ tiên, vẫn hàng năm đến hẹn lại tụ họp quây quần về với nhau để thắp một nén hương nhằm bày tỏ tấm lòng thầm kín "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", dù những người đã khuất không còn hiện hữu nhưng vẫn có một sức mạnh vô hình đâu đó vẫn dạy dỗ những con cháu đời sau. Đảng và nhà nước ta cần có những chính sách thiết thực hơn nữa để giúp đỡ các Mẹ anh hùng liệt sĩ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Nhưng không phải là tất cả, nhưng đâu đó một bộ phận của giới trẻ đã bị tha hóa, không còn nhớ thế nào gọi là biết ơn, vì họ chỉ biết cho bản thân của họ, ngay cả cha mẹ họ cũng buông lời chửi rủa hành hạ. Có trường hợp phận làm con trẻ lợi dụng chính sức lực của đấng sinh thành làm nguồn thu nhập chính. Lại có bộ phận rơi vào tình trạng ăn chơi mặc cho gia đình khó khăn phải vất vả lo tiền cho họ ăn học. Có thể khẳng định rằng lòng biết ơn là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi con người. Nhận thức được điều đó chúng ta sẽ sống một cách tốt hơn, là một công dân có ích cho xã hội, giống như Bác đã từng nói "Có tài mà không có đức là một kẻ vô dụng”. Tuy nhiên nó cần trải qua một quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài suốt cả một đời. |
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu bài văn nghị luận về Ăn quả nhớ kẻ trồng cây lớp 9? Hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp THCS của học sinh lớp 9? (Hình từ Internet)
Hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp THCS của học sinh lớp 9 gồm những gì?
Căn cứ Điều 6 Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp THCS của học sinh lớp 9 như sau:
- Đối với học sinh học hết lớp 9 tại cơ sở giáo dục trong năm tổ chức xét công nhận tốt nghiệp, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp là học bạ học sinh.
- Đối với học sinh không thuộc đối tượng nêu trên, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp gồm:
+ Đơn đăng kí dự xét công nhận tốt nghiệp;
+ Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc căn cước công dân hoặc thẻ căn cước;
+ Bản chính học bạ học sinh hoặc bản in học bạ điện tử có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9. Trường hợp học sinh bị mất bản chính học bạ hoặc không có bản in học bạ điện tử thì phải có bản xác nhận kết quả rèn luyện và kết quả học tập lớp 9 của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9.
Quy trình xét công nhận tốt nghiệp THCS đối với học sinh lớp 9 như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT quy định về quy trình xét công nhận tốt nghiệp THCS đối với học sinh lớp 9 như sau:
(1) Cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch xét công nhận tốt nghiệp; thông báo công khai kế hoạch xét công nhận tốt nghiệp, trong đó hướng dẫn cụ thể thời gian, hình thức gửi hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp cho đối tượng học sinh được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế này trước ngày tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ít nhất 30 ngày; tiếp nhận và chuẩn bị hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này để bàn giao cho Hội đồng.
(2) Học sinh thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế này gửi hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế này đến cơ sở giáo dục có tổ chức xét công nhận tốt nghiệp theo hướng dẫn của cơ sở giáo dục.
(3) Căn cứ hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp, Hội đồng tổ chức xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh; lập biên bản xét công nhận tốt nghiệp và danh sách học sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp. Biên bản đề nghị công nhận tốt nghiệp phải có đầy đủ họ tên, chữ kí của các thành viên Hội đồng.
(4) Hội đồng gửi hồ sơ đề nghị công nhận tốt nghiệp cho cơ sở giáo dục trình Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, hồ sơ gồm:
+ Tờ trình đề nghị công nhận tốt nghiệp;
+ Biên bản và danh sách học sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp.
(5) Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp cho học sinh theo đề nghị của cơ sở giáo dục.
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?
- Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
- Top 3 bộ đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 đi kèm đáp án? Học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Top mẫu viết đoạn kết thúc khác cho một câu chuyện đã đọc, đã nghe lớp 4? Học sinh tiểu học hay còn gọi là học sinh cấp mấy?