Lược đồ trí nhớ là gì? Học sinh THCS được đánh giá đạt mức độ nào khi sử dụng được lược đồ trí nhớ?
Lược đồ trí nhớ Mental Map là gì?
Căn cứ Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, lược đồ trí nhớ (Mental Map) là thông tin không gian về thế giới, được giữ lại trong trí óc con người.
Sự hình thành lược đồ trí nhớ nhìn chung là một quá trình tiềm thức và bắt đầu từ tuổi ấu thơ.
Nhờ lược đồ trí nhớ (bản đồ trong não người) mà người xưa từ hàng nghìn năm trước có thể tìm được đường đi đến nơi kiếm thức ăn và trở lại nơi ở của mình.
Một đứa trẻ nhờ lược đồ trí nhớ mà có thể đi đến những nơi thân thuộc của bé như nhà của họ hàng, trường học, cửa hàng bán bánh kẹo, đồ chơi, hay sân chơi,...
Lược đồ trí nhớ đặc trưng bởi sự đánh dấu các địa điểm mà một người đã từng gặp, từng đến.
Một lược đồ trí nhớ của một người phản ánh sự cảm nhận của người đó về không gian sống (không gian xung quanh) như thế nào, và không gian ấy có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân.
Một người cũng có thể xây dựng một lược đồ trí nhớ cho những nơi họ chưa từng đến, ví dụ, một du khách có thể đánh dấu trên sơ đồ các địa điểm họ muốn đến thăm, thông qua tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau.
Học sinh học xong địa lí Tổ quốc, hình dung được trong đầu (và vẽ ra theo ý mình) hình dáng lãnh thổ đất nước, các đối tượng địa lí quan trọng, đó cũng là một lược đồ trí nhớ
Lược đồ trí nhớ là gì? Học sinh THCS được đánh giá đạt mức độ nào khi sử dụng được lược đồ trí nhớ? (Hình từ Internet)
Học sinh trung học cơ sở được đánh giá đạt mức độ nào khi sử dụng được lược đồ trí nhớ?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, học sinh trung học cơ sở được đánh giá đạt mức độ vận dụng khi sử dụng được lược đồ trí nhớ để tổng kết nội dung môn học.
Lưu ý: học sinh trung học cơ sở đạt mức độ vận dụng còn phải đáp ứng các nội dung sau:
- Xác định được (phương hướng ngoài thực địa, giờ địa phương); tìm hiểu (thông qua tài liệu và tham quan) về một vấn đề, một chủ đề lịch sử và địa lí; liên hệ (thực tế địa phương); đặt câu hỏi (về một vấn đề); khám phá,...
- Trình bày được (một số biện pháp phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu ở một vùng cụ thể); vận dụng được (điều đã học) vào trường hợp cụ thể, hoàn cảnh cụ thể; đề xuất được (giải pháp); đưa ra được (khuyến nghị).
- Xây dựng/vẽ được (biểu đồ thích hợp); sơ đồ hoá (một hiện tượng, quá trình, mối quan hệ nhân quả); xây dựng được hồ sơ tư liệu (về một vấn đề); đọc Atlat (khai thác thông tin từ các trang bản đồ khác nhau) để trình bày được (một vấn đề về sự phát triển và phân bố một ngành kinh tế, về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của một lãnh thổ); viết được một báo cáo ngắn (trên cơ sở thu thập và phân tích, tổng hợp thông tin từ các nguồn khác nhau); thuyết trình được về một vấn đề bằng PowerPoint (là kết quả làm việc cá nhân hay làm việc nhóm); tranh luận (về một vấn đề); lên kế hoạch (một chuyến tham quan học tập trong ngày dưới sự chỉ dẫn của giáo viên); thiết kế được (một áp phích về bảo vệ môi trường),...
Học sinh trung học phải sử dụng được lược đồ trí nhớ để mô tả nhận thức về không gian khi đạt năng lực nhận thức khoa học địa lí đúng không?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian
- Định hướng không gian: biết sử dụng các phương tiện khác nhau, đặc biệt là địa bàn để xác định chính xác phương hướng; biết xác định vị trí địa lí của một địa điểm và phương hướng trên bản đồ; biết phân tích phạm vi, quy mô của một lãnh thổ.
- Phân tích vị trí địa lí: biết phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến các quá trình tự nhiên và kinh tế - xã hội.
- Phân tích sự phân bố: mô tả được đặc điểm phân bố của đối tượng, hiện tượng địa lí.
- Diễn đạt nhận thức không gian: sử dụng được lược đồ trí nhớ để mô tả nhận thức về không gian; sử dụng được lược đồ để diễn tả mối quan hệ không gian giữa các hiện tượng, sự vật địa lí; mô tả được một địa phương với các dấu hiệu đặc trưng về tự nhiên, dân cư và kinh tế. Từ đó hình thành ý niệm về bản sắc của một địa phương, phân biệt địa phương này với địa phương khác.
Theo đó, học sinh trung học phải sử dụng được lược đồ trí nhớ để mô tả nhận thức về không gian khi đạt năng lực nhận thức khoa học địa lí.
- Top 5 mẫu văn tả về ngôi nhà của em lớp 3 ngắn gọn? Học sinh lớp 3 năm 2024 mấy tuổi?
- 03 mẫu bài nghị luận xã hội về lối sống tích cực và cách áp dụng trong cuộc sống lớp 12? Chương trình môn Ngữ văn lớp 12 được xây dựng trên nền tảng lý luận nào?
- Mẫu thiệp mời sinh nhật tiếng anh đẹp nhất? Học sinh cấp THCS phải viết được thiệp mời sinh nhật bằng tiếng anh đúng không?
- Trung tâm giáo dục thường xuyên có phải là đơn vị sự nghiệp công lập?
- Điều kiện, thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Có các hội đồng nào trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên?
- Các hình thức đánh giá trong chương trình giáo dục thường xuyên là gì?
- Ai là người chịu trách nhiệm về các thông tin tuyển sinh của trung tâm giáo dục thường xuyên?
- Trường trung cấp có phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp không?
- Giáo viên là viên chức có phải chuyển chức danh nghề nghiệp khi chuyển cấp dạy?