Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 tất cả các vòng?

Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt tất cả các vòng mới nhất? Hạn chót thi là khi nào?

Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 tất cả các vòng?

Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 tất cả các vòng như sau:

STT

Vòng thi

Thời gian mở

Thời gian kết thúc

1

Vòng 1 - Tự do

05/08/2024

25/11/2024

2

Vòng 2 - Điều kiện

05/09/2024

25/11/2024

3

Vòng 3 - Điều kiện

15/09/2024

25/11/2024

4

Vòng 4 - Điều kiện

05/10/2024

25/11/2024

5

Vòng 5 - Điều kiện

15/10/2024

25/11/2024

6

Vòng 6 - Điều kiện

05/11/2024

25/11/2024

7

Vòng 7 – Sơ khảo – Cấp Trường

02/12/2024

07/12/2024

8

Vòng 8 - Thi Hương - Cấp Huyện

07/01/2025

10/01/2025

9

Vòng 9 - Thi Hội

13/03/2025

15/03/2025

10

Vòng 10 - Thi Đình

19/04/2025

20/04/2025

Mục đích của cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024:

(1). Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong dạy và học tại các trường tiểu học trên toàn quốc. Học sinh được sử dụng Internet là một phương thức phổ cập trong học tập, luyện tập và tự kiểm tra, tự đánh giá, đo lường, cá nhân hóa lộ trình học tập và rèn luyện để qua đó điều chỉnh cách học phù hợp.

(2). Tạo ra sân chơi trực tuyến chuyên về tiếng Việt để học sinh học tập, rèn luyện, phát triển tư duy ngôn ngữ, thêm yêu tiếng Việt, yêu quê hương đất nước. Hiểu rõ về địa lí, lịch sử, văn hoá, nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

(3). Học sinh được nâng cao trí tuệ (IQ), phát triển cảm xúc (EQ), rèn luyện tinh thần vượt khó (AQ) và kỹ năng công nghệ (DQ). Học sinh được phát triển 5 phẩm chất 10 năng lực theo chương trình phố thông và những kỹ năng công dân số để tự chủ trong quá trình hội nhập quốc tế.

(4). Đổi mới phương pháp dạy và học, học thông qua chơi, thông qua thơ, ca, hò, vè. Học sinh được phát triển tư duy nghệ thuật trong các môn học STEAM.

Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 tất cả các vòng?

Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 tất cả các vòng? (Hình từ Internet)

Phương pháp dạy đọc đối với môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục 6 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, quy định về phương pháp dạy đọc cho học sinh tiểu học khi học môn Tiếng Việt như sau:

(1) Dạy đọc hiểu văn bản nói chung:

Yêu cầu học sinh đọc trực tiếp toàn bộ văn bản, chú ý quan sát các yếu tố hình thức của văn bản, từ đó có ấn tượng chung và tóm tắt được nội dung chính của văn bản;

Tổ chức cho học sinh tìm kiếm, phát hiện, phân tích, suy luận ý nghĩa các thông tin, thông điệp, quan điểm, thái độ, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,... được gửi gắm trong văn bản; hướng dẫn học sinh liên hệ, so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân học sinh,... để hiểu sâu hơn giá trị của văn bản, biết vận dụng, chuyển hoá những giá trị ấy thành niềm tin và hành vi ứng xử của cá nhân trong cuộc sống hằng ngày.

(2) Dạy đọc hiểu văn bản văn học: Văn bản văn học cũng là một loại văn bản, nên dạy đọc hiểu văn bản văn học cũng cần tuân thủ cách đọc hiểu văn bản nói chung.

Tuy nhiên, văn bản văn học có những đặc điểm riêng vì thế giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu, giải mã văn bản văn học theo một quy trình phù hợp với đặc trưng của văn bản nghệ thuật.

Học sinh cần được hướng dẫn, luyện tập đọc tác phẩm văn học theo quy trình từ tri nhận văn bản ngôn từ đến khám phá thế giới hình tượng nghệ thuật và tìm kiếm, đúc kết nội dung ý nghĩa; kĩ năng tìm kiếm, diễn giải mối quan hệ giữa cái “toàn thể” và chi tiết “bộ phận” của văn bản, phát hiện tính chỉnh thể, tính thống nhất về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức của tác phẩm văn học.

Phương pháp dạy đọc phải tập trung kích hoạt việc đọc tích cực, sáng tạo ở chủ thể đọc.

Hướng dẫn và khích lệ học sinh chủ động, tự tin, phát huy vai trò “đồng sáng tạo” trong tiếp nhận tác phẩm; hứng thú tham gia kiến tạo nghĩa cho văn bản; biết so sánh đối chiếu, liên hệ mở rộng, huy động vốn hiểu biết cá nhân, sử dụng trải nghiệm cuộc sống của bản thân để đọc hiểu, trải nghiệm văn học, phát hiện những giá trị đạo đức, văn hoá và triết lí nhân sinh, từ đó biết vận dụng, chuyển hoá thành giá trị sống.

Khi dạy học đọc hiểu, giáo viên chú ý giúp học sinh tự phát hiện thông điệp, ý nghĩa, góp phần lấp đầy “khoảng trống” của văn bản. Giáo viên có những gợi ý, nhưng không lấy việc phân tích, bình giảng của mình thay thế cho những suy nghĩ của học sinh; tránh đọc chép và hạn chế ghi nhớ máy móc.

Sử dụng đa dạng các loại câu hỏi ở những mức độ khác nhau để thực hiện dạy học phân hóa và hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản, hình thành kĩ năng đọc.

Tuỳ vào đối tượng học sinh ở từng cấp học, lớp học và thể loại của văn bản văn học mà vận dụng các phương pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học đọc hiểu cho phù hợp như:

Đọc diễn cảm, đọc phân vai, kể chuyện, đóng vai để giải quyết một tình huống, diễn kịch, sử dụng câu hỏi, hướng dẫn ghi chép trong tiến trình đọc bằng các phiếu ghi chép, phiếu học tập, nhật kí đọc sách, tổ chức cho học sinh thảo luận về văn bản, chuyển thể tác phẩm văn học từ thể loại này sang thể loại khác, vẽ tranh, làm phim, trải nghiệm những tình huống mà nhân vật đã trải qua,...

Một số phương pháp dạy học khác như đàm thoại, vấn đáp, diễn giảng, nêu vấn đề,... cũng cần được vận dụng một cách phù hợp theo yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh.

Mục tiêu cụ thể chương trình giáo dục môn Tiếng Việt của học sinh tiểu học là gì?

Căn cứ Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, mục tiêu cụ thể chương trình giáo dục môn Tiếng Việt cấp tiểu học hiện nay như sau:

- Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.

- Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

Môn Tiếng Việt
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Dấu câu trong Tiếng Việt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 tất cả các vòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn học bài luyện từ và câu (Đại từ) Tiếng Việt lớp 5?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn tả cô giáo lớp 5 ngắn gọn năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn học bài Cánh đồng hoa Tiếng Việt lớp 5?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn soạn bài danh từ, động từ và tính từ tiếng việt lớp 5?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh từ chung là gì? Danh từ riêng là gì? Sự khác biệt giữa danh từ chung và danh từ riêng?
Hỏi đáp Pháp luật
Trả lời câu hỏi về Đại từ Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức: Những tên gọi của năm theo âm lịch là gì?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;