Hướng dẫn cách viết mẫu nhận xét sổ liên lạc mầm non bé ngoan 2024?
Mẫu nhận xét sổ liên lạc mầm non bé ngoan là gì?
Sổ liên lạc mầm non là cuốn sổ ghi chép các thông tin về quá trình học tập, phát triển của trẻ, giúp phụ huynh và giáo viên cùng theo dõi và hỗ trợ bé.
Sổ liên lạc là cầu nối giữa gia đình và nhà trường, giúp chia sẻ thông tin về sức khỏe, hành vi và tiến bộ của trẻ, từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của bé.
Mẫu nhận xét sổ liên lạc mầm non bé ngoan Giáo viên mầm non có thể ghi vào sổ liên lạc những nội dung nhận xét, đánh giá trẻ như: - Bé hiếu động, nghịch ngợm - Bé thường xuyên chạy nhảy, nghịch ngợm - Bé thường xuyên phá phách đồ đạc - Bé cần được nhắc nhở để có ý thức hơn - Bé luôn tham gia nhiệt tình vào các hoạt động học tập và vui chơi - Bé biết giúp đỡ cô giáo và bạn bè Trong đó những nội dung cụ thể hơn thì giáo viên sẽ là người quan sát trẻ từng ngày để ghi vào đánh giá. *Lưu ý: Việc ghi phiếu bé ngoan liên lạc mầm non là khá quan trọng, bởi qua đó giáo viên và cả phụ huynh có thể hiểu để thay đổi, điều chỉnh cũng như định hướng hành vi của trẻ. *Tuy nhiên: việc ghi đánh giá thì mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau đây: Cô giáo và gia định phải luôn quan sát và theo sát trẻ để có thể đưa ra những nhận xét chính xác nhất, qua đó giúp hoàn thiện trẻ một cách hiệu quả nhất Cần ghi đúng sự thật về tình hình phát triển của trẻ, Không nên có những đánh giá mang tính chất chung chung Những lời nhận xét cần nhẹ nhàng, không mang tính bắt buộc giáo viên hay phụ huynh phải làm theo ý kiến đó. Luôn có những câu cảm ơn đến giáo viên hay gia đình như vậy giúp cho người đọc cảm thấy dễ chịu và có tính tôn trọng Dù trong tuần không có vấn đề gì thay đổi đối với trẻ thì giáo viên hay phụ huynh cũng cần có lời cảm ơn chứ không nên để trống. |
*Lưu ý: Mẫu nhận xét sổ liên lạc mầm non bé ngoan chỉ mang tính chất tham khảo./.
Hướng dẫn cách viết mẫu nhận xét sổ liên lạc mầm non bé ngoan 2024? (Hình từ Internet)
Lồng ghép dạy học để bảo đảm an toàn cho trẻ em trong trường mầm non ra sao?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT thì việc bảo đảm an toàn cho trẻ em trong trường mầm non sẽ thực hiện như sau:
- Lồng ghép giáo dục trẻ em kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh xâm hại trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.
- Tăng cường giáo dục trẻ em về kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông qua hình thức trải nghiệm, thực hành xử trí tình huống bảo vệ bản thân phù hợp với nhu cầu, độ tuổi của trẻ em.
- Trang bị đồ chơi, tài liệu, học liệu giáo dục về bảo đảm an toàn dành cho trẻ em phù hợp với độ tuổi và phù hợp với văn hóa địa phương.
6 hoạt động truyền thông bảo đảm an toàn cho trẻ em trong trường mầm non năm học mới?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT các hoạt động truyền thông trong giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn cho trẻ em trường mầm non trong năm học mới gồm có:
Hoạt động 1. Khai thác các nền tảng công nghệ thông tin kết nối internet để truyền thông, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục mầm non, gia đình và cộng đồng về xây dựng môi trường giáo dục an toàn; có giải pháp kiểm soát, loại bỏ những nội dung tuyên truyền không phù hợp.
Hoạt động 2. Tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ, biện pháp và kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích đối với trẻ em; về quyền trẻ em và những vấn đề liên quan đến pháp luật nếu để xảy ra tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em.
Hoạt động 3. Tuyên truyền về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non, tại gia đình và ngoài cộng đồng; tuyên truyền về số điện thoại 111 của tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em.
Hoạt động 4. Thiết lập các kênh thông tin như hộp thư góp ý, số điện thoại đường dây nóng và các hình thức phù hợp khác; tạo điều kiện để thu nhận thông tin về an toàn trường học hoặc tố giác tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em.
Hoạt động 5. Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo hành, xâm hại đối với trẻ em.
Hoạt động 6. Triển khai đa dạng các hình thức trao đổi thông tin với cha mẹ, người chăm sóc trẻ em về kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và kịp thời thông tin về những tiến bộ hoặc khó khăn của trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.
- Hướng dẫn luyện chữ đẹp đúng cách? Mục tiêu giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 là gì?
- Đối tượng nào được tham gia cuộc thi Em Viết Ước Mơ 2024? Điều kiện để học sinh Tiểu học được vượt lớp là gì?
- Đề cương Pháp luật đại cương đầy đủ và chi tiết nhất? Chương trình đào tạo trình độ đại học có số tín chỉ tối thiểu là bao nhiêu?
- Mẫu đoạn văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ngắn gọn? Những ngữ liệu về văn nghị luận có trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8?
- Tuyển chọn những bức thư gửi chú bộ đội hay nhất? Học sinh lớp 3 dành bao nhiêu tuần trong năm cho việc học tập và hoạt động giáo dục?
- Mẫu viết đơn xin tham gia một câu lạc bộ mà em yêu thích? Độ tuổi của học sinh lớp 4 là bao nhiêu?
- Cấu tứ là gì? Cách xác định cấu tứ trong một tác phẩm văn học? Những tác phẩm văn học nào bắt buộc trong môn Ngữ văn?
- Đề thi minh họa vào lớp 10 môn Ngữ Văn Ninh Bình 2025 như thế nào? Dự kiến phương thức tuyển sinh lớp 10?
- Mẫu văn bản kiến nghị tổ chức hoạt động ngoại khóa lớp 8? Yêu cầu cần đạt khi học văn bản thông tin của học sinh lớp 8?
- 3 12 là ngày gì? 3 12 là ngày giáo viên mầm non mới ra trường được nghỉ đúng không?