Hướng dẫn cách viết mẫu nhận xét sổ liên lạc mầm non bé ngoan 2024?
Mẫu nhận xét sổ liên lạc mầm non bé ngoan là gì?
Sổ liên lạc mầm non là cuốn sổ ghi chép các thông tin về quá trình học tập, phát triển của trẻ, giúp phụ huynh và giáo viên cùng theo dõi và hỗ trợ bé.
Sổ liên lạc là cầu nối giữa gia đình và nhà trường, giúp chia sẻ thông tin về sức khỏe, hành vi và tiến bộ của trẻ, từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của bé.
Mẫu nhận xét sổ liên lạc mầm non bé ngoan Giáo viên mầm non có thể ghi vào sổ liên lạc những nội dung nhận xét, đánh giá trẻ như: - Bé hiếu động, nghịch ngợm - Bé thường xuyên chạy nhảy, nghịch ngợm - Bé thường xuyên phá phách đồ đạc - Bé cần được nhắc nhở để có ý thức hơn - Bé luôn tham gia nhiệt tình vào các hoạt động học tập và vui chơi - Bé biết giúp đỡ cô giáo và bạn bè Trong đó những nội dung cụ thể hơn thì giáo viên sẽ là người quan sát trẻ từng ngày để ghi vào đánh giá. *Lưu ý: Việc ghi phiếu bé ngoan liên lạc mầm non là khá quan trọng, bởi qua đó giáo viên và cả phụ huynh có thể hiểu để thay đổi, điều chỉnh cũng như định hướng hành vi của trẻ. *Tuy nhiên: việc ghi đánh giá thì mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau đây: Cô giáo và gia định phải luôn quan sát và theo sát trẻ để có thể đưa ra những nhận xét chính xác nhất, qua đó giúp hoàn thiện trẻ một cách hiệu quả nhất Cần ghi đúng sự thật về tình hình phát triển của trẻ, Không nên có những đánh giá mang tính chất chung chung Những lời nhận xét cần nhẹ nhàng, không mang tính bắt buộc giáo viên hay phụ huynh phải làm theo ý kiến đó. Luôn có những câu cảm ơn đến giáo viên hay gia đình như vậy giúp cho người đọc cảm thấy dễ chịu và có tính tôn trọng Dù trong tuần không có vấn đề gì thay đổi đối với trẻ thì giáo viên hay phụ huynh cũng cần có lời cảm ơn chứ không nên để trống. |
*Lưu ý: Mẫu nhận xét sổ liên lạc mầm non bé ngoan chỉ mang tính chất tham khảo./.
Hướng dẫn cách viết mẫu nhận xét sổ liên lạc mầm non bé ngoan 2024? (Hình từ Internet)
Lồng ghép dạy học để bảo đảm an toàn cho trẻ em trong trường mầm non ra sao?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT thì việc bảo đảm an toàn cho trẻ em trong trường mầm non sẽ thực hiện như sau:
- Lồng ghép giáo dục trẻ em kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh xâm hại trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.
- Tăng cường giáo dục trẻ em về kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông qua hình thức trải nghiệm, thực hành xử trí tình huống bảo vệ bản thân phù hợp với nhu cầu, độ tuổi của trẻ em.
- Trang bị đồ chơi, tài liệu, học liệu giáo dục về bảo đảm an toàn dành cho trẻ em phù hợp với độ tuổi và phù hợp với văn hóa địa phương.
6 hoạt động truyền thông bảo đảm an toàn cho trẻ em trong trường mầm non năm học mới?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT các hoạt động truyền thông trong giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn cho trẻ em trường mầm non trong năm học mới gồm có:
Hoạt động 1. Khai thác các nền tảng công nghệ thông tin kết nối internet để truyền thông, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục mầm non, gia đình và cộng đồng về xây dựng môi trường giáo dục an toàn; có giải pháp kiểm soát, loại bỏ những nội dung tuyên truyền không phù hợp.
Hoạt động 2. Tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ, biện pháp và kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích đối với trẻ em; về quyền trẻ em và những vấn đề liên quan đến pháp luật nếu để xảy ra tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em.
Hoạt động 3. Tuyên truyền về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non, tại gia đình và ngoài cộng đồng; tuyên truyền về số điện thoại 111 của tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em.
Hoạt động 4. Thiết lập các kênh thông tin như hộp thư góp ý, số điện thoại đường dây nóng và các hình thức phù hợp khác; tạo điều kiện để thu nhận thông tin về an toàn trường học hoặc tố giác tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em.
Hoạt động 5. Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo hành, xâm hại đối với trẻ em.
Hoạt động 6. Triển khai đa dạng các hình thức trao đổi thông tin với cha mẹ, người chăm sóc trẻ em về kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và kịp thời thông tin về những tiến bộ hoặc khó khăn của trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?
- File word mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của Đảng viên? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu bản cam kết?
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu về năng lực nhận biết lịch sử văn học Việt Nam lớp 8 ra sao?
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên: kết quả khắc phục hạn chế khuyết điểm?
- Văn tả về ông của em lớp 5 ngắn gọn? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 mới nhất 2024 là gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về tình yêu thương lớp 12? Phẩm chất nhân ái của học sinh lớp 12 cần đảm bảo yêu cầu gì?
- Soạn bài Giọt sương đêm lớp 6 ngắn gọn? Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học của học sinh lớp 6 là gì?