Hội đồng quản trị được thành lập ở trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục ra sao?
Trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề tư thục có cơ cấu tổ chức gôm Hội đồng quản trị đúng không?
Căn cứ Điều 10 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục bao gồm:
a) Hội đồng trường đối với trường trung cấp, trường cao đẳng công lập; hội đồng quản trị đối với trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục;
b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
c) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Các khoa, bộ môn;
đ) Các hội đồng tư vấn;
e) Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
2. Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục bao gồm:
a) Giám đốc, phó giám đốc;
b) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Các tổ bộ môn;
d) Các hội đồng tư vấn;
đ) Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức.
Theo đó, Hội đồng quản trị là một trong những cơ quan nằm trong cơ cấu tổ chức của trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề tư thục
Hội đồng quản trị được thành lập ở trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục ra sao?
Căn cứ Điều 12 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định Hội đồng quản trị được thành lập ở trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục như sau:
(1) Nhiệm vụ, quyền hạn
Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho chủ sở hữu của nhà trường, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông;
- Quyết nghị phương hướng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế, tổ chức hoạt động của nhà trường;
- Quyết nghị cơ cấu tổ chức trường; về việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của nhà trường; về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc không công nhận hiệu trưởng;
- Quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế;
- Quyết nghị những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường;
- Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông, việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
(2) Thành phần tham gia hội đồng quản trị bao gồm:
- Đại diện các tổ chức, cá nhân có số lượng cổ phần đóng góp ở mức cần thiết theo quy định;
- Hiệu trưởng, đại diện cơ quan quản lý địa phương nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trụ sở hoặc đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan;
- Đại diện tổ chức Đảng, đoàn thể; đại diện nhà giáo.
(3) Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị là 05 năm. Hội đồng quản trị làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
(4) Thủ tục thành lập, số lượng, cơ cấu thành viên, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng quản trị; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch, thư ký hội đồng quản trị được quy định trong Điều lệ trường trung cấp, Điều lệ trường cao đẳng và quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
(5) Chủ tịch hội đồng quản trị do hội đồng quản trị bầu theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín.
Chủ tịch hội đồng quản trị là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của nhà trường.
Chủ tịch hội đồng quản trị có thể ủy quyền cho hiệu trưởng trường là đại diện chủ tài khoản, thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ như chủ tài khoản trong phạm vi được ủy quyền.
Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định Hội đồng quản trị được thành lập ở trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục ra sao?
Hiệu trưởng trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề tư thục có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định như sau:
Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng
1. Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng là người đứng đầu trường trung cấp, trường cao đẳng, đại diện cho nhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm. Hiệu trưởng được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng công lập là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của nhà trường.
...
Theo đó, nhiệm kỳ hiệu trưởng trường trung cấp là 05 năm. Hiệu trưởng được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.


- 15+ mẫu viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình hay nhất? Chương trình giáo dục tiểu học phải mang tính kế thừa?
- Mẫu viết đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em ngắn nhất? Yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 3 là viết đúng chính tả?
- Top 20 mẫu kết bài chung cho tất cả các tác phẩm văn học truyện ngắn hay chọn lọc?
- Top mẫu viết đoạn văn tả hình dáng, điệu bộ của 1, 2 nhân vật trong tranh minh họa câu chuyện Rừng gỗ quý?
- Top 7 mẫu viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lớp 7 ngắn gọn? Học sinh lớp 7 được khen thưởng cuối năm như thế nào?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tự hào Việt Nam 2025 vừa cập nhật mới nhất?
- Tổng hợp 15 mẫu mở bài chung cho nghị luận văn học hay nhất?
- Tổng hợp 15 bài văn tả con vật nuôi trong nhà lớp 4 ngắn gọn nhất?
- Top 2 mẫu bài văn nghị luận về bạo lực học đường hay nhiều dẫn chứng?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong tác phẩm Nhà mẹ Lê của Thạch Lam hay nhất?