Hằng đẳng thức bậc 4 là gì? Một số ví dụ về hằng đẳng thức bậc 4? Hằng đẳng thức học ở môn Toán lớp mấy?
Hằng đẳng thức bậc 4 là gì? Một số ví dụ về hằng đẳng thức bậc 4?
Các em học sinh có thể tham khảo hằng đẳng thức bậc 4 là gì? Một số ví dụ về hằng đẳng thức bậc 4 dưới đây:
Hằng đẳng thức bậc 4 là gì? Một số ví dụ về hằng đẳng thức bậc 4? Hằng đẳng thức bậc 4 là những đẳng thức toán học liên quan đến các biểu thức có bậc cao nhất là 4. Dạng tổng quát của hai hằng đẳng thức bậc 4 cơ bản nhất là: (a + b)^4 = a^4 + 4a^3b + 6a^2b^2 + 4ab^3 + b^4 (a - b)^4 = a^4 - 4a^3b + 6a^2b^2 - 4ab^3 + b^4 Lưu ý: "^": Chính là số mũ ví dụ a^4 là a mũ 4. a và b có thể là các số, biến số hoặc biểu thức đại số. Các hệ số trong hằng đẳng thức (1, 4, 6, 4) có một quy luật nhất định liên quan đến tổ hợp chập. Ví dụ: (x + 2)^4 = x^4 + 4x^32 + 6x^22^2 + 4x*2^3 + 2^4 = x^4 + 8x^3 + 24x^2 + 32x + 16 *Đây là 7 công thức mà bạn cần ghi nhớ: Bình phương của một tổng: (A + B)² = A² + 2AB + B² Bình phương của một hiệu: (A - B)² = A² - 2AB + B² Hiệu hai bình phương: A² - B² = (A + B)(A - B) Lập phương của một tổng: (A + B)³ = A³ + 3A²B + 3AB² + B³ Lập phương của một hiệu: (A - B)³ = A³ - 3A²B + 3AB² - B³ Tổng hai lập phương: A³ + B³ = (A + B)(A² - AB + B²) Hiệu hai lập phương: A³ - B³ = (A - B)(A² + AB + B²) |
*Lưu ý: Thông tin về hằng đẳng thức bậc 4 là gì? Một số ví dụ về hằng đẳng thức bậc 4? chỉ mang tính chất tham khảo./.
Hằng đẳng thức bậc 4 là gì? Một số ví dụ về hằng đẳng thức bậc 4? Hằng đẳng thức học ở môn Toán lớp mấy? (Hình từ Internet)
Hằng đẳng thức học ở môn Toán lớp mấy?
Căn cứ theo Mục 5 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì cụ thể trong yêu cầu đối với môn toán lớp 8 thì 7 hằng đẳng thức đáng nhớ học ở chương trình môn Toán như sau:
Hằng đẳng thức đáng nhớ là một trong những nội dung ở phần đại số.
Cụ thể, trong phần biểu thức đại số sẽ có bài Hằng đẳng thức đáng nhớ phải đạt những nội dung như sau:
- Nhận biết được các khái niệm: đồng nhất thức, hằng đẳng thức.
- Mô tả được các hằng đẳng thức: bình phương của tổng và hiệu; hiệu hai bình phương; lập phương của tổng và hiệu; tổng và hiệu hai lập phương.
- Vận dụng được các hằng đẳng thức để phân tích đa thức thành nhân tử ở dạng: vận dụng trực tiếp hằng đẳng thức; vận dụng hằng đẳng thức thông qua nhóm hạng tử và đặt nhân tử chung.
Như vậy, có thể thấy rằng đối chiếu quy định trên thì hằng đẳng thức đáng nhớ học ở chương trình môn Toán lớp 8.
Phương pháp dạy học cơ bản môn Toán như thế nào?
Căn cứ theo Mục 6 Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, về chương trình giáo dục môn toán nói chung và chương trình giáo dục đối với môn Toán 8 nói riêng sẽ sử dụng phương pháp như sau:
- Phương pháp dạy học trong Chương trình môn Toán đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
+ Phù hợp với tiến trình nhận thức của học sinh (đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó); không chỉ coi trọng tính logic của khoa học toán học mà cần chú ý cách tiếp cận dựa trên vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm của học sinh;
+ Quán triệt tinh thần “lấy người học làm trung tâm”, phát huy tính tích cực, tự giác, chú ý nhu cầu, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân học sinh; tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trong đó học sinh được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề;
+ Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. Cấu trúc bài học bảo đảm tỉ lệ cân đối, hài hoà giữa kiến thức cốt lõi, kiến thức vận dụng và các thành phần khác.
+ Sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán; có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và các đối tượng học sinh; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả;
- Định hướng phương pháp hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
+ Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu
Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, môn Toán góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác giúp học sinh rèn luyện tính trung thực, tình yêu lao động, tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập, thói quen đọc sách và ý thức tìm tòi, khám phá khoa học.
+ Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung
++ Môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học thông qua việc rèn luyện cho người học biết cách lựa chọn mục tiêu, lập được kế hoạch học tập, hình thành cách tự học, rút kinh nghiệm và điều chỉnh để có thể vận dụng vào các tình huống khác trong quá trình học các khái niệm, kiến thức và kĩ năng toán học cũng như khi thực hành, luyện tập hoặc tự lực giải toán, giải quyết các vấn đề có ý nghĩa toán học.
++ Môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép, diễn tả được các thông tin toán học cần thiết trong văn bản toán học; thông qua sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để trao đổi, trình bày được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác, đồng thời thể hiện sự tự tin, tôn trọng người đối thoại khi mô tả, giải thích các nội dung, ý tưởng toán học.
++ Môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giúp học sinh nhận biết được tình huống có vấn đề; chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác; biết đề xuất, lựa chọn được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề và biết trình bày giải pháp cho vấn đề; biết đánh giá giải pháp đã thực hiện và khái quát hoá cho vấn đề tương tự.
- Phương pháp dạy học môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ và các năng lực đặc thù khác. Cụ thể:
+ Môn Toán với ưu thế nổi trội, có nhiều cơ hội để phát triển năng lực tính toán thể hiện ở chỗ vừa cung cấp kiến thức toán học, rèn luyện kĩ năng tính toán, ước lượng, vừa giúp hình thành và phát triển các thành tố của năng lực toán học (năng lực tư duy và lập luận, năng lực mô hình hoá, năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp và năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán).
+ Môn Toán góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình huống có ý nghĩa toán học, thông qua việc sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để trình bày, diễn tả các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học.
+ Môn Toán góp phần phát triển năng lực tin học thông qua việc sử dụng các phương tiện, công cụ công nghệ thông tin và truyền thông như công cụ hỗ trợ trong học tập và tự học; tạo dựng môi trường học tập trải nghiệm.
+ Môn Toán góp phần phát triển năng lực thẩm mĩ thông qua việc giúp học sinh làm quen với lịch sử toán học, với tiểu sử của các nhà toán học và thông qua việc nhận biết vẻ đẹp của Toán học trong thế giới tự nhiên.
>>> Tải về xem chi tiết Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT.
- Ngày 12 tháng 2 là Tết Nguyên tiêu 2025 đúng không? Hiện nay trường tiểu học hoạt động giáo dục như thế nào?
- Viết báo cáo quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi Địa lí lớp 7? Hướng dẫn đánh giá năng lực Địa lí cấp THCS?
- Ngày 4 tháng 4 là Tết Thanh minh 2025 đúng không? Tết Thanh minh 2025 thì giáo viên có được nghỉ làm để đi tảo mộ không?
- Các trường Đại học xét học bạ 2025 danh sách cập nhật?
- Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý đã để lại những bài học gì? Yêu cầu cần đạt trong nội dung thời Lý?
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh dạy thêm ngoài nhà trường theo Thông Tư 29 bao gồm những gì?
- Tổng hợp bộ đề thi viết chữ đẹp cấp Tiểu học mới nhất? Có bao nhiêu phương pháp đánh giá học sinh tiểu học?
- Năm 2148 ăn tết 2 lần? Tháng Giêng có ngày lễ tết nào mà học sinh tiểu học được nghỉ học?
- 7+ Đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một nhân vật trong văn học lớp 4 ngắn gọn, hay nhất? Yêu cầu đối với các hoạt động giáo dục lớp 4?
- Sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc là gì? Nội dung và yêu cầu cần đạt phân môn Địa lí lớp 9?