Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp có phải thực tập tại doanh nghiệp hay không?
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp có phải thực tập tại doanh nghiệp hay không?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH quy định:
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp - Mã số: V.09.02.05
1. Nhiệm vụ
a) Giảng dạy lý thuyết hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp; giảng dạy trình độ sơ cấp; đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học;
b) Chủ trì tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở cấp cơ sở trở lên; tổ chức hoạt động tư vấn khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ; viết các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm về giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài nước;
c) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn hoặc thẩm định các chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy; thiết kế, cải tiến, chế tạo phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, xây dựng và quản lý phòng học chuyên môn;
d) Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
đ) Hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp.
...
Theo đó, một trong số các nhiệm vụ của giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp là học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn.
Cho nên giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp không nhất thiết phải thực tập tại doanh nghiệp mà có thể thực tập ở các cơ quan chuyên môn.
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp có phải thực tập tại doanh nghiệp hay không? (Hình từ Internet)
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp phải đáp ứng tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH quy định:
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
1. Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, chân thành, thân ái, giúp đỡ đối với đồng nghiệp; có lòng bao dung, mẫu mực, trách nhiệm, yêu thương đối với học sinh, sinh viên, học viên (sau đây gọi chung là người học); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, của ngành.
3. Có trách nhiệm trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
4. Đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Như vậy, tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp là:
- Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, chân thành, thân ái, giúp đỡ đối với đồng nghiệp; có lòng bao dung, mẫu mực, trách nhiệm, yêu thương đối với học sinh, sinh viên, học viên; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
- Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, của ngành.
- Có trách nhiệm trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp tại khoản 4 Điều 53 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 bao gồm:
+ Có phẩm chất, đạo đức tốt;
+ Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ;
+ Có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
+ Có lý lịch rõ ràng.
Yêu cầu về trình độ đào tạo bồi dưỡng của Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp ra sao?
Tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 07/2023/TT-BLDTBXH có quy định giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp phải đáp ứng 02 tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:
- Giáo viên dạy lý thuyết có bằng tiến sĩ; giáo viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành có bằng thạc sĩ trở lên và có văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn về kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp theo quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp;
- Có văn bằng, chứng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm theo quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
- 4 Lí do học thuyết giá trị thặng dư được coi là Hòn đá tảng? Đối tượng nào bắt buộc học môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin?
- Top 3 đoạn văn kể lại câu chuyện Cóc kiện Trời ngắn gọn lớp 5? Học sinh lớp 5 được xét hoàn thành chương trình lớp học khi nào?
- Mẫu viết bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi lớp 8? Nội dung nói và nghe môn Ngữ văn lớp 8 có yêu cầu cần đạt ra sao?
- Đề thi IOE cấp trường lớp 5 có đáp án? Kiến thức ngôn ngữ Tiếng Anh cần có ở cấp tiểu học là gì?
- Sinh viên năm nhất bị cảnh cáo học tập khi điểm trung bình tích lũy bao nhiêu?
- Mẫu văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống lớp 8? Yêu cầu cần đạt đối với khả năng đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh lớp 8?
- Mẫu viết bài văn trình bày ý kiến về tình trạng nói tục ở học sinh hiện nay môn Ngữ văn lớp 6?
- Tóm tắt Châu Á từ nửa sau thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20 môn Lịch sử lớp 8? Yêu cầu cần đạt của Chương 5 môn Lịch sử lớp 8?
- Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt ngắn nhất? Chuyên đề học tập môn Ngữ văn học sinh lớp 11 gồm những nội dung gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về đam mê trong cuộc sống lớp 12? Môn Ngữ văn có phải là môn học bắt buộc không?