Giảng viên đại học có được hưởng chính sách từ đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp không?
- Giảng viên đại học có được hưởng chính sách từ đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp không?
- Chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp muốn hoàn thiện thì cần như thế nào?
- Chi xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp được quy định thế nào?
- Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp có sử dụng các nguồn tài trợ làm kinh phí không?
Giảng viên đại học có được hưởng chính sách từ đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp không?
Căn cứ theo Mục 2 Quyết định 1665/QĐ-TTg năm 2017 có quy định:
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Đối tượng
- Học sinh, sinh viên đang học tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, học sinh đang học tại các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc;
- Cán bộ, giảng viên, giáo viên, người làm công tác hỗ trợ sinh viên trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp và giáo viên hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc.
2. Phạm vi
- Các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc;
- Các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các bộ, ngành, địa phương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Theo đó, những đối tượng đã được quy định rất rõ trong đó có cán bộ, giảng viên, giáo viên, người làm công tác hỗ trợ sinh viên trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp và giáo viên hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc.
Như vậy, giảng viên đại học sẽ được hưởng chính sách từ đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.
Giảng viên đại học có được hưởng chính sách từ đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp không? (Hình từ Internet)
Chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp muốn hoàn thiện thì cần như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Mục 3 Quyết định 1665/QĐ-TTg năm 2017 thì chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp muốn hoàn thiện thì cần như sau:
- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; cơ chế, chính sách hỗ trợ giảng viên, giáo viên, người làm công tác hướng nghiệp hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp tại các nhà trường; quy định về công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các nhà trường;
- Xây dựng quy trình thẩm định, xét duyệt, triển khai và cơ chế đầu tư, theo dõi, quản lý, giám sát các dự án, mô hình kinh doanh được hình thành từ ý tưởng của học sinh, sinh viên;
- Nghiên cứu, rà soát, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà tài trợ, nhà đầu tư tham gia đầu tư, góp vốn vào các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên.
Chi xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 126/2018/TT-BTC quy định về nội dung và mức chi xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp thực hiện như sau:
- Đối với các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN về hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính ban hành
- Đối với nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 338/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí của ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp có sử dụng các nguồn tài trợ làm kinh phí không?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 126/2018/TT-BTC có quy định:
Nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Đề án
1. Nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Đề án
a) Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo thuộc ngân sách trung ương, ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách); nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; nguồn kinh phí hỗ trợ khởi nghiệp lồng ghép trong Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
b) Nguồn thu hoạt động sự nghiệp, Quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của các cơ sở giáo dục - đào tạo;
c) Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
2. Nguyên tắc sử dụng kinh phí
a) Việc sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp để thực hiện Đề án theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
b) Ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, khuyến khích các tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này sử dụng các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.
Như vậy, đối chiếu quy định thì đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp có sử dụng các nguồn tài trợ làm kinh phí trong đó có việc nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?