Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo có phải là chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp?
- Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo có phải là chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp?
- Chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
- Quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có điều lệ theo quy định như thế nào?
Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo có phải là chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có quy định cụ thể về chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp như sau:
Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp
....
3. Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy hoạch; tập trung đầu tư hình thành một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trọng điểm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, nhu cầu học tập của người lao động và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên.
4. Nhà nước có chính sách phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
....
Như vậy, thông qua quy định trên thì đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo là chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp.
Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo có phải là chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp? (Hình từ Internet)
Chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có quy định cụ thể về chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
- Được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được ưu đãi về tín dụng để đầu tư cơ sở vật chất hoặc nâng cao chất lượng đào tạo;
- Ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật về thuế; miễn thuế đối với phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để lại để đầu tư phát triển; miễn, giảm thuế theo quy định đối với lợi nhuận thu được từ sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ hoạt động đào tạo;
- Ưu đãi về thuế đối với việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với hoạt động đào tạo, xuất bản giáo trình, tài liệu dạy học, sản xuất và cung ứng thiết bị đào tạo, nhập khẩu sách, báo, tài liệu, thiết bị đào tạo;
- Tham gia đấu thầu, nhận đặt hàng đào tạo của Nhà nước theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;
- Vay vốn ưu đãi từ các chương trình, dự án trong nước và nước ngoài;
- Tham gia chương trình bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp trong nước và nước ngoài bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước;
- Hỗ trợ đầu tư bảo đảm các điều kiện để tiếp nhận học sinh phổ thông dân tộc nội trú khi ra trường vào học nghề;
- Hỗ trợ phát triển đào tạo các ngành, nghề đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Các chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Ủy ban nhân dân các cấp tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thực hiện các hoạt động đào tạo, phổ biến tiến bộ khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.
Quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
[1] Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục bao gồm:
- Hội đồng trường đối với trường trung cấp, trường cao đẳng công lập; hội đồng quản trị đối với trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục;
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
- Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
- Các khoa, bộ môn;
- Các hội đồng tư vấn;
- Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
[2] Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục bao gồm:
- Giám đốc, phó giám đốc;
- Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
- Các tổ bộ môn;
- Các hội đồng tư vấn;
- Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có điều lệ theo quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có quy định cụ thể về điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nội dung chủ yếu sau đây:
- Mục tiêu và sứ mạng;
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Tổ chức các hoạt động đào tạo;
- Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo, cán bộ quản lý;
- Nhiệm vụ và quyền của người học;
- Tổ chức và quản lý của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Tài chính và tài sản;
- Quan hệ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, gia đình và xã hội.
- Hocvalamtheobac mobiedu vn cách đăng nhập cuộc thi trực tuyến tuần 2? Nội dung giáo dục môn Lịch sử cần đảm bảo nội dung gì?
- Từ 14/02/2025 chỉ tổ chức dạy thêm trong nhà trường đối với học sinh nào?
- Mẫu nhận xét học sinh lớp 1 các môn học năm 2025 theo Thông tư 27? Học sinh lớp 1 được đánh giá thường xuyên ra sao?
- Việc tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi từ ngày 14/02/2025?
- Fair play là gì? Fair play trong bóng đá là như thế nào? Trách nhiệm của nhà trường đối với hoạt động thể thao?
- Từ 14/02/2025 mỗi tuần được tổ chức tối đa bao nhiêu tiết dạy thêm trong nhà trường?
- Mẫu đơn đăng kí học thêm mới nhất 2025 theo Thông tư 29?
- Tải mẫu báo cáo của giáo viên tham gia dạy thêm ngoài nhà trường chuẩn theo Thông tư 29?
- Kể lại câu chuyện Ba lưỡi rìu bằng lời văn của em? Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học năm học 2024-2025?
- Giáo viên có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh?