Dàn ý viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện Ngữ văn 12 kết nối tri thức?

Tìm hiểu cách soạn dàn ý để viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện trong môn Ngữ văn 12 sách kết nối tri thức?

Dàn ý viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện Ngữ văn 12 kết nối tri thức?

Viết bài văn nghị luận là một trong những nội dung mà học sinh cần phải thực hiện trong môn Ngữ văn 12 theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT.

Tham khảo dàn ý viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện Ngữ văn 12 kết nối tri thức như sau:

Dàn ý viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện

1. Mở bài

Cách 1:

Giới thiệu khái quát về hai tác phẩm (sáng tác thời gian nào, nội dung tổng quát của tác phẩm là gì, hoàn cảnh ra đời thế nào)

Dẫn dắt vấn đề bằng cách so sáng: Mặc dù hai tác phẩm có điểm chung là... tuy nhiên lại có sự khác biệt....nêu ra sự khác nhau.

Cách 2:

Đi thẳng vào vấn đề cần so sánh, nêu ra điểm chung điểm khác biệt sơ bộ, cơ bản của hai tác phẩm.

2 Thân bài: nêu ra các luận điểm

2.1 khái quát chung nội dung của hai tác phẩm nêu ra giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Nêu ra quan điểm, tư tưởng mà tác giải gửi gắm vào trong tác phẩm.

2.2 Làm rõ đối tượng cần so sánh của tác phẩm 1

2.3 Làm rõ đối tượng cần so sánh của tác phẩm 2

2.4 Nhận xét nét tương đồng và khác biệt:

- Về nội dung có sự tương đồng, khác biệt ra sao như thế nào?

- Về mặt nghệ thuật có sự tương đồng và khác biệt ra sao?

- Nguyên nhân tương đồng và khác biệt là gì (hoàn cảnh lịch sử, tư tưởng của tác giải, bối cảnh ta đời của tác phẩm...)

3. Kết bài:

Khẳng định vấn đề nghị luận, khẳng định giá trị của tác phẩm (hai tác phẩm). Có thể nếu cảm nghĩ riêng của bản thân (yêu thích điều gì, cảm nhận như thế nào về giá trị của tác phẩm).

Lưu ý: Nội dung dàn ý viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện chỉ mang tính chất tham khảo!

Yêu cầu cần đạt trong kiến thức về văn bản nghị luận môn ngữ văn 12 là gì?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT yêu cầu cần đạt trong kiến thức về văn bản nghị luận môn ngữ văn 12 như sau:

Đọc hiểu nội dung

- Nhận biết, phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản; chỉ ra mối liên hệ của chúng; đánh giá được mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản.

- Biết tiếp nhận, đánh giá nội dung với tư duy phê phán; nhận biết được mục đích,

Đọc hiểu hình thức

- Phân tích và đánh giá được cách tác giả sử dụng một số thao tác nghị luận (chẳng hạn chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, phân tích hoặc bác bỏ) trong văn bản để đạt được mục đích.

- Phân tích được các biện pháp tu từ, từ ngữ, câu khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các hình thức này.

- Nhận biết và phân tích được vai trò của cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận.

Liên hệ, so sánh, kết nối

Biết đánh giá, phê bình văn bản dựa trên trải nghiệm và quan điểm của người đọc.

Đọc mở rộng

- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 9 văn bản nghị luận ( bao gồm cả một số văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học.

Dàn ý viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện Ngữ văn 12 kết nối tri thức?

Dàn ý viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện Ngữ văn 12 kết nối tri thức? (Hình từ Internet)

Hình thức đánh giá môn Ngữ văn 12 là gì?

Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định hình thức đánh giá như sau:

Hình thức đánh giá
...
3. Hình thức đánh giá đối với các môn học
a) Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
b) Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

Như vậy, hình thức đánh giá môn Ngữ văn 12 là hình thức đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số.

Môn ngữ văn 12
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp 5 mẫu bài văn nghị luận xã hội ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2025? Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh lớp 12 học những nội dung gì môn Ngữ văn?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Tây tiến Ngữ văn 12 kết nối tri thức 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Dàn ý viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện Ngữ văn 12 kết nối tri thức?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đoạn văn giới thiệu tác giả Xuân Diệu Ngữ văn 12?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 24279

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;