Đặc điểm môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học ra sao?
Đặc điểm môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học ra sao?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, đặc điểm môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học như sau:
Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc, được tổ chức dạy và học ở lớp 4 và lớp 5.
Môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 và là cơ sở để học môn Lịch sử và Địa lí ở cấp trung học cơ sở, đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học xã hội ở các cấp học trên.
Môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được xác định trong Chương trình tổng thể.
Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về địa lí, lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam, các nước láng giềng và một số nét cơ bản về địa lí, lịch sử thế giới.
Nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí còn liên quan trực tiếp với nhiều môn học và các hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm,...
>> Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải
Đặc điểm môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học ra sao? (Hình từ Internet)
Quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học mới là gì?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học tuân thủ các quy định nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh một số quan điểm sau:
- Chương trình môn Lịch sử và Địa lí tích hợp nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số nội dung văn hoá, xã hội trong các kết nối về không gian và thời gian; tích hợp nội dung bảo vệ môi trường, giáo dục giá trị nhân văn; gắn lí thuyết với thực hành, gắn nội dung giáo dục với thực tiễn nhằm hình thành, phát triển ở học sinh năng lực đặc thù của môn học và các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể.
Chương trình kết nối với các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm,... giúp học sinh vận dụng tích hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học và hoạt động giáo dục để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống, phù hợp với lứa tuổi.
- Trên cơ sở kế thừa, phát huy ưu điểm của môn Lịch sử và Địa lí trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tiếp thu kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới, chương trình môn Lịch sử và Địa lí chọn lọc những kiến thức cơ bản và sơ giản về tự nhiên, dân cư, một số hoạt động kinh tế, lịch sử, văn hoá của các vùng miền, đất nước Việt Nam và thế giới; các sự kiện, nhân vật lịch sử phản ánh những dấu mốc lớn của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Nội dung môn học vừa bảo đảm tính khoa học, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh.
- Chương trình được thiết kế theo phạm vi mở rộng dần về không gian địa lí và không gian xã hội, từ địa lí, lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam đến địa lí, lịch sử của các nước láng giềng, khu vực và thế giới.
- Chương trình lựa chọn những nội dung thiết thực đối với việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua phương pháp tổ chức các hoạt động học tập tích cực như: tìm hiểu các vấn đề lịch sử và địa lí, luyện tập và thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống),...
- Chương trình được thiết kế theo hướng mở, linh hoạt để có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương; phù hợp với khả năng của giáo viên, với các nhóm đối tượng học sinh khác nhau và thực tiễn dạy học ở nhà trường, song vẫn bảo đảm trình độ chung của giáo dục phổ thông trên cả nước, tiếp cận dần với trình độ khu vực và thế giới.
Tổng hợp sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học hiện nay?
Căn cứ Danh mục sách giáo khoa lớp 4 sử dụng trọng cơ sở giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định 4434/QĐ-BGDĐT năm 2022 và Danh mục sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5 và sách giáo khoa môn Tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, danh mục sách giáo khoa lớp 5 môn toán trong cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 4119/QĐ-BGDĐT năm 2023, Tổng hợp sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học như sau:
TT | Tên sách | Tên tác giả | Nhà xuất bản |
1 | Lịch sử và Địa lí 4 | Vũ Minh Giang (Tổng Chủ biên phần Lịch sử), Nghiêm Đình Vỳ (Tổng Chủ biên cấp Tiểu học phần Lịch sử), Nguyễn Thị Thu Thủy (Chủ biên phần Lịch sử), Đào Thị Hồng, Lê Thị Thu Hương, Đào Ngọc Hùng (Tổng Chủ biên phần Địa lí), Trần Thị Hà Giang (Chủ biên phần Địa lí), Đặng Tiên Dung, Đoàn Thị Thanh Phương. | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
2 | Lịch sử và Địa lí 4 | Nguyễn Trà My, Phạm Đỗ Văn Trung (đồng Chủ biên), Nguyễn Khánh Băng, Trần Thị Ngọc Hân, Nguyễn Chí Tuấn. | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
3 | Lịch sử và Địa lí 4 | Đỗ Thanh Bình (Tổng Chủ biên phần Lịch sử), Nguyễn Văn Dũng (Chủ biên phần Lịch sử), Ninh Thị Hạnh, Nguyễn Thị Phương Thanh, Lê Thông (Tổng Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Tuyết Nga (Chủ biên phần Địa lí), Phạm Thị Sen, Nguyễn Thị Trang Thanh. | Nhà xuất bản Đại học Sư phạm |
TT | Tên sách | Tên tác giả | Tổ chức, cá nhân |
1 | Lịch sử và Địa lí 5 | Nguyễn Trà My, Phạm Đỗ Văn Trung (đồng Chủ biên), Nguyễn Khánh Băng, Trần Thị Ngọc Hân, Trần Văn Nhân, Nguyễn Chí Tuấn. | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
2 | Lịch sử và Địa lí 5 | Vũ Minh Giang (Tổng chủ biên xuyên suốt phần Lịch sử), Nghiêm Đình Vỳ (Tổng Chủ biên cấp Tiểu học phần Lịch sử) Nguyễn Thị Thu Thủy (Chủ biên phần Lịch sử) Đào Thị Hồng - Lê Thị Thu Hương, Đào Ngọc Hùng (Tổng Chủ biên phần Địa lí), Trần Thị Hà Giang (Chủ biên phần Địa lí), Đặng Tiên Dung – Dương Thị Oanh. | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
- Mẫu văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống lớp 8? Yêu cầu cần đạt đối với khả năng đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh lớp 8?
- Mẫu viết bài văn trình bày ý kiến về tình trạng nói tục ở học sinh hiện nay môn Ngữ văn lớp 6?
- Tóm tắt Châu Á từ nửa sau thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20 môn Lịch sử lớp 8? Yêu cầu cần đạt của Chương 5 môn Lịch sử lớp 8?
- Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt ngắn nhất? Chuyên đề học tập môn Ngữ văn học sinh lớp 11 gồm những nội dung gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về đam mê trong cuộc sống lớp 12? Môn Ngữ văn có phải là môn học bắt buộc không?
- Soạn bài Thị mầu lên chùa ngắn nhất? Học sinh lớp 10 có được tham gia hoạt động diễn kịch trong trường không?
- Viết đoạn văn cảm nhận của em về mùa thu trong thơ ca Việt Nam? Điều kiện học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS?
- Khởi nghĩa Lam Sơn bối cảnh, diễn biến và ý nghĩa lịch sử? Khởi nghĩa Lam Sơn sẽ được học trong chương trình môn Lịch sử lớp mấy?
- Mẫu phân tích bài thơ Cảnh Khuya lớp 8? Học sinh lớp 8 phải đọc tối thiểu bao nhiêu văn bản văn học mở rộng trong một năm học?
- Soạn bài Huyện đường ngắn nhất? Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là từ lớp mấy?