Công thức tính mật độ dân số là gì? Hiểu như thế nào là mật độ dân số?

Mật độ dân số trong địa lí dân cư học ở chương trình lớp mấy? Công thức tính mật độ dân số là gì? Hiểu như thế nào là mật độ dân số?

Công thức tính mật độ dân số là gì? Hiểu như thế nào là mật độ dân số?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục 2 Nội dung hệ thống chỉ tiêu thông kê cấp tỉnh ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg hướng dẫn về tính mật độ dân số như sau:

Mật độ dân số
1. Khái niệm, phương pháp tính
Mật độ dân số là số dân tính bình quân trên một kilômét vuông diện tích lãnh thổ.
Mật độ dân số được tính bằng cách chia dân số (dân số thời điểm hoặc dân số trung bình) của một vùng dân cư nhất định cho diện tích lãnh thổ của vùng đó.
Mật độ dân số của từng tỉnh nhằm phản ánh tình hình phân bố dân số theo địa lý vào một thời gian nhất định.
Công thức tính: Mật độ dân số (người/km2) = Dân số / Diện tích lãnh thổ

Như vậy, có thể hiểu rằng mật độ dân số cho biết số lượng người trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích đất (thường là 1 km²). Nó phản ánh mức độ tập trung dân số của một khu vực.

Mật độ dân số được tính theo công thức sau:

Mật độ dân số (người/km2) = Dân số / Diện tích lãnh thổ

Đơn vị tính của mật độ dân số là người/km2.

Mật độ dân số cao: Có nghĩa là có nhiều người sống trên một đơn vị diện tích đất. Ví dụ, các thành phố lớn thường có mật độ dân số rất cao.

Mật độ dân số thấp: Có nghĩa là có ít người sống trên một đơn vị diện tích đất. Ví dụ, các vùng nông thôn hoặc vùng núi thường có mật độ dân số thấp.

Ví dụ:

Giả sử một tỉnh có tổng số dân là 1.000.000 người và diện tích là 10.000 km².

Mật độ dân số của tỉnh đó sẽ là: 1.000.000 người / 10.000 km² = 100 người/km²

Điều này có nghĩa là trung bình có 100 người sinh sống trên mỗi kilômét vuông diện tích của tỉnh đó.

*Ý nghĩa của mật độ dân số:

Mật độ dân số là một chỉ số quan trọng trong nhiều lĩnh vực:

Quy hoạch đô thị và phát triển kinh tế - xã hội: Giúp chính phủ và các nhà hoạch định chính sách hiểu được sự phân bố dân số để có kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng, và các chính sách kinh tế phù hợp.

Nghiên cứu về môi trường và tài nguyên: Mật độ dân số cao có thể gây áp lực lên môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Phân tích về dịch tễ học và sức khỏe cộng đồng: Mật độ dân số có thể ảnh hưởng đến sự lây lan của dịch bệnh và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế.

So sánh giữa các khu vực: Cho phép so sánh mức độ tập trung dân số giữa các quốc gia, các khu vực, hoặc các thành phố.

Công thức tính mật độ dân số là gì? Hiểu như thế nào là mật độ dân số?

Công thức tính mật độ dân số là gì? Hiểu như thế nào là mật độ dân số? (Hình từ Internet)

Mật độ dân số trong địa lí dân cư học ở chương trình lớp mấy?

Căn cứ theo Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT yêu cầu cần đạt chương trình môn Địa lí lớp 10 như sau:

Địa lí dân cư
- Dân số và sự phát triển dân số trên thế giới
- Trình bày được đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới.
- Gia tăng dân số
- Phân biệt được gia tăng dân số tự nhiên (tỉ suất sinh, tỉ suất tử) và cơ học (xuất cư, nhập cư), trình bày được khái niệm về gia tăng dân số thực tế; phân tích được các nhân tố tác động đến gia tăng dân số.
- Cơ cấu dân số
- Trình bày được các loại cơ cấu dân số: cơ cấu sinh học (tuổi và giới), cơ cấu xã hội (lao động, trình độ văn hoá).
- Phân bố dân cư
- Phân tích được tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phân bố dân cư.
- Đô thị hoá
- Trình bày được khái niệm, phân tích được các nhân tố tác động đến đô thị hoá và ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
- So sánh được các loại tháp dân số tiêu biểu.
- Vẽ được biểu đồ về dân số (quy mô, động thái, cơ cấu).
- Phân tích được biểu đồ, số liệu thống kê về dân số; xử lí số liệu.
- Nhận xét, giải thích được sự phân bố dân cư thông qua bản đồ, tài liệu, số liệu,...
- Giải thích được một số hiện tượng về dân số trong thực tiễn.

Như vậy, mật độ dân số trong địa lí dân cư học ở chương trình lớp 10.

Môn Địa lí có những đặc điểm cơ bản nào?

Căn cứ theo mục 1 Chương trình giáo dục trung học phổ thông môn Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về đặc điểm chương trình học môn Địa lí như sau:

- Giáo dục địa lí được thực hiện ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở tiểu học và trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí nằm trong môn Lịch sử và Địa lí.

- Ở trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

- Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế - xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống;

Đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.

Môn Địa lí 12
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính mật độ dân số là gì? Hiểu như thế nào là mật độ dân số?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 160

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;