Công thức tính gia tốc là gì? Gia tốc các bạn học sinh sẽ được học trong chương trình môn Vật lí lớp mấy?
Công thức tính gia tốc là gì?
Gia tốc là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự thay đổi vận tốc của một vật theo thời gian. Gia tốc cho biết vật đang chuyển động nhanh dần, chậm dần hay chuyển động đều.
Công thức tính gia tốc Công thức tổng quát: a = (v - v₀) / (t - t₀) *Trong đó: a: Gia tốc (m/s²) v: Vận tốc tại thời điểm t (m/s) v₀: Vận tốc ban đầu tại thời điểm t₀ (m/s) t: Thời điểm cuối (s) t₀: Thời điểm bắt đầu (s) Công thức này có thể viết gọn lại: a = Δv / Δt *Với: Δv: Độ biến thiên vận tốc (v - v₀) Δt: Khoảng thời gian (t - t₀) |
*Lưu ý: Thông tin về công thức tính gia tốc chỉ mang tính chất tham khảo./.
Công thức tính gia tốc là gì? Gia tốc các bạn học sinh sẽ được học trong chương trình môn Vật lí lớp mấy? (Hình từ Internet)
Gia tốc các bạn học sinh sẽ được học trong chương trình môn Vật lí lớp mấy?
Tại Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, môn Vật lí góp phần thực hiện các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đối với môn Vật lí lớp 10 như sau:
*Chuyển động biến đổi
- Thực hiện thí nghiệm và lập luận dựa vào sự biến đổi vận tốc trong chuyển động thẳng, rút ra được công thức tính gia tốc; nêu được ý nghĩa, đơn vị của gia tốc.
- Thực hiện thí nghiệm (hoặc dựa trên số liệu cho trước), vẽ được đồ thị vận tốc - thời gian trong chuyển động thẳng.
- Vận dụng đồ thị vận tốc - thời gian để tính được độ dịch chuyển và gia tốc trong một số trường hợp đơn giản.
- Rút ra được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều (không được dùng tích phân).
- Vận dụng được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Mô tả và giải thích được chuyển động khi vật có vận tốc không đổi theo một phương và có gia tốc không đổi theo phương vuông góc với phương này.
- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được gia tốc rơi tự do bằng dụng cụ thực hành.
- Thực hiện được dự án hay đề tài nghiên cứu tìm điều kiện ném vật trong không khí ở độ cao nào đó để đạt độ cao hoặc tầm xa lớn nhất.
Gia tốc hướng tâm và lực hướng tâm
- Vận dụng được biểu thức gia tốc hướng tâm a = rω2, a = v2/r.
- Vận dụng được biểu thức lực hướng tâm F = mrω2, F = mv2/r.
- Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà.
- Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để xác định được: độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc trong dao động điều hoà.
- Vận dụng được các phương trình về li độ và vận tốc, gia tốc của dao động điều hoà.
- Vận dụng được phương trình a = - 2x của dao động điều hoà.
- Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để mô tả được sự chuyển hoá động năng và thế năng trong dao động điều hoà.
Như vậy, có thể thấy rằng gia tốc các bạn học sinh sẽ được học trong chương trình môn Vật lí lớp 10.
Mạch nội dung môn Vật lí chương trình mới ra sao?
Tại Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT nêu rõ mạch nội dung môn Vật lí chương trình mới như sau:
Mạch nội dung | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 | Ghi chú |
Mở đầu | x | |||
Vật lí trong một số ngành nghề | x | Chuyên đề 10.1 | ||
Động học | x | |||
Động lực học | x | |||
Công, năng lượng, công suất | x | |||
Động lượng | x | |||
Chuyển động tròn | x | |||
Biến dạng của vật rắn | x | |||
Trái Đất và bầu trời | x | Chuyên đề 10.2 | ||
Vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường | x | Chuyên đề 10.3 | ||
Trường hấp dẫn | x | Chuyên đề 11.1 | ||
Dao động | x | |||
Sóng | x | |||
Truyền thông tin bằng sóng vô tuyến | x | Chuyên đề 11.2 | ||
Trường điện (Điện trường) | x | |||
Dòng điện, mạch điện | x | |||
Mở đầu về điện tử học | x | Chuyên đề 11.3 | ||
Vật lí nhiệt | x | |||
Khí lí tưởng | x | |||
Trường từ (Từ trường) | x | |||
Dòng điện xoay chiều | x | Chuyên đề 12.1 | ||
Vật lí hạt nhân và phóng xạ | x | |||
Một số ứng dụng vật lí trong chẩn đoán y học | x | Chuyên đề 12.2 | ||
Vật lí lượng tử | x | Chuyên đề 12.3 |
Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù đối với học sinh khi học môn Vật lí là gì?
Tại Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, môn Vật lí hình thành và phát triển ở học sinh năng lực vật lí, với những biểu hiện cụ thể sau đây:
(1) Nhận thức vật lí
Nhận thức được kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí; năng lượng và sóng; lực và trường; nhận biết được một số ngành, nghề liên quan đến vật lí; biểu hiện cụ thể là:
- Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật, quá trình vật lí.
- Trình bày được các hiện tượng, quá trình vật lí; đặc điểm, vai trò của các hiện tượng, quá trình vật lí bằng các hình thức biểu đạt: nói, viết, đo, tính, vẽ, lập sơ đồ, biểu đồ.
- Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học.
- So sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được các hiện tượng, quá trình vật lí theo các tiêu chí khác nhau.
- Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình.
- Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời giải thích; đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận.
- Nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân.
(2) Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học để kiểm tra các dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận; biểu hiện cụ thể là:
- Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí: Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức, kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất.
- Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu.
- Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu tư liệu); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu.
- Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích, rút ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết.
- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ được kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.
- Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp: Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu; đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp.
(3) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong một số trường hợp đơn giản, bước đầu sử dụng toán học như một ngôn ngữ và công cụ để giải quyết được vấn đề; biểu hiện cụ thể là:
- Giải thích, chứng minh được một vấn đề thực tiễn.
- Đánh giá, phản biện được ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn.
- Thiết kế được mô hình, lập được kế hoạch, đề xuất và thực hiện được một số phương pháp hay biện pháp mới.
- Nêu được giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững.
Trong Chương trình môn Vật lí, mỗi thành tố của các năng lực chung cũng như năng lực đặc thù nói trên được đưa vào từng chủ đề, từng mạch nội dung dạy học, dưới dạng các yêu cầu cần đạt, với các mức độ khác nhau.
- Đối tượng nào được tham gia cuộc thi Em Viết Ước Mơ 2024? Điều kiện để học sinh Tiểu học được vượt lớp là gì?
- Đề cương Pháp luật đại cương đầy đủ và chi tiết nhất? Chương trình đào tạo trình độ đại học có số tín chỉ tối thiểu là bao nhiêu?
- Mẫu đoạn văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ngắn gọn? Những ngữ liệu về văn nghị luận có trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8?
- Tuyển chọn những bức thư gửi chú bộ đội hay nhất? Học sinh lớp 3 dành bao nhiêu tuần trong năm cho việc học tập và hoạt động giáo dục?
- Mẫu viết đơn xin tham gia một câu lạc bộ mà em yêu thích? Độ tuổi của học sinh lớp 4 là bao nhiêu?
- Cấu tứ là gì? Cách xác định cấu tứ trong một tác phẩm văn học? Những tác phẩm văn học nào bắt buộc trong môn Ngữ văn?
- Đề thi minh họa vào lớp 10 môn Ngữ Văn Ninh Bình 2025 như thế nào? Dự kiến phương thức tuyển sinh lớp 10?
- Mẫu văn bản kiến nghị tổ chức hoạt động ngoại khóa lớp 8? Yêu cầu cần đạt khi học văn bản thông tin của học sinh lớp 8?
- 3 12 là ngày gì? 3 12 là ngày giáo viên mầm non mới ra trường được nghỉ đúng không?
- Thể lệ cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh?