Khối lượng riêng là gì? Công thức tính khối lượng riêng? Phương pháp dạy học môn Vật lí lớp 10 phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản nào?
Khối lượng riêng là gì? Công thức tính khối lượng riêng?
Khối lượng riêng (hay còn gọi là mật độ khối lượng) là đại lượng đo lượng khối lượng có trong một đơn vị thể tích của vật chất.
Dưới đây là công thức tính khối lượng riêng và công thức tính khối lượng riêng trung bình của chất:
Công thức tính khối lượng riêng là:
D = m / V
Trong đó:
- D là khối lượng riêng (đơn vị: kg/m³ hoặc g/cm³)
- m là khối lượng của vật (đơn vị: kg hoặc g)
- V là thể tích (đơn vị: m³ hoặc cm³).
Công thức tính khối lượng riêng trung bình:
Khối lượng riêng trung bình của một vật thể bất kỳ được tính bằng khối lượng chia cho thể tích của nó, thường kí hiệu là p:
p = m / V
Trong đó:
p: Khối lượng riêng trung bình (đơn vị: kg/m³ hoặc g/cm³)
m: Khối lượng của vật (đơn vị: kg hoặc g)
V: Thể tích của vật (đơn vị: m³ hoặc cm³).
Bảng khối lượng riêng của một số chất:
Chất rắn | Khối lượng riêng (kg/m3) | Chất lỏng | Khối lượng riêng (kg/m3) |
Chì | 11300 | Thủy ngân | 13600 |
Sắt | 7800 | Nước | 1000 |
Nhôm | 2700 | Xăng | 700 |
Đá | (khoảng) 2600 | Dầu hỏa | (khoảng) 800 |
Gạo | (khoảng) 1200 | Dầu ăn | (khoảng) 800 |
Gỗ tốt | (khoảng) 800 | Rượu, cồn | (khoảng) 790 |
Khối lượng riêng là gì? Công thức tính khối lượng riêng? Phương pháp dạy học môn Toán lớp 10 phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản nào? (Hình từ Internet)
Mục tiêu giáo dục của môn Vật lí lớp 10 là gì?
Theo quy định tại mục III Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì mục tiêu giáo dục của môn Vật lí cấp trung học phổ thông như sau:
- Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể.
- Giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí, với các biểu hiện sau:
+ Có được những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí; năng lượng và sóng; lực và trường;
+ Vận dụng được một số kĩ năng tiến trình khoa học để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ vật lí;
+ Vận dụng được một số kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường;
+ Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng được nghề nghiệp và có kế hoạch học tập, rèn luyện đáp ứng yêu cầu của định hướng nghề nghiệp.
Đánh giá kết quả giáo dục môn Vật lí 10 như thế nào?
Căn cứ mục VII Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả giáo dục môn Vật lí lớp 10 như sau:
(1) Định hướng chung
- Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là thu thập thông tin trung thực, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và sự tiến bộ của học sinh; qua đó, hướng dẫn hoạt động học tập và điều chỉnh hoạt động dạy học.
- Căn cứ đánh giá trong môn Vật lí là các yêu cầu cần đạt về năng lực chung và năng lực vật lí được quy định trong Chương trình tổng thể và Chương trình môn Vật lí. Đối tượng đánh giá là quá trình học tập, rèn luyện và sản phẩm của học sinh thông qua học tập môn Vật lí.
- Để đánh giá được năng lực của học sinh, cần thiết kế các tình huống xuất hiện vấn đề cần giải quyết, giúp học sinh bộc lộ năng lực của mình. Mặt khác, cần lưu ý xác định, lựa chọn các phương pháp, công cụ, tiêu chí đánh giá sao cho phù hợp.
(2) Trọng tâm và hình thức đánh giá
- Trọng tâm đánh giá kết quả học tập môn Vật lí là năng lực nhận thức vấn đề, giải quyết vấn đề và các kĩ năng thực hành, thí nghiệm, cụ thể là nhận thức cốt lõi về:
+ Mô hình hệ vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường, ngành nghề liên quan đến vật lí;
+ Các kĩ năng thí nghiệm, thực hành, tìm hiểu khoa học, vận dụng những điều đã học để giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản, bước đầu giải quyết một số vấn đề thực tiễn và cách ứng xử thích hợp với môi trường thiên nhiên.
- Cần phối hợp một cách hợp lí việc đánh giá của giáo viên với đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá của học sinh;
- Đánh giá qua quan sát hoạt động nhóm ở trong và ngoài lớp học, quan sát thao thác thực hành, thí nghiệm vật lí, phân tích các bài thuyết trình;
- Đánh giá qua vấn đáp và đánh giá qua bài tập, bài kiểm tra, vở ghi chép, bản báo cáo kết quả thực hành, kết quả dự án học tập, kết quả đề tài nghiên cứu khoa học và các hồ sơ học tập khác;
- Đánh giá theo hình thức tự luận kết hợp trắc nghiệm khách quan, kết hợp đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết, đánh giá thường xuyên và định kì.
- Đối tượng nào được tham gia cuộc thi Em Viết Ước Mơ 2024? Điều kiện để học sinh Tiểu học được vượt lớp là gì?
- Đề cương Pháp luật đại cương đầy đủ và chi tiết nhất? Chương trình đào tạo trình độ đại học có số tín chỉ tối thiểu là bao nhiêu?
- Mẫu đoạn văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ngắn gọn? Những ngữ liệu về văn nghị luận có trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8?
- Tuyển chọn những bức thư gửi chú bộ đội hay nhất? Học sinh lớp 3 dành bao nhiêu tuần trong năm cho việc học tập và hoạt động giáo dục?
- Mẫu viết đơn xin tham gia một câu lạc bộ mà em yêu thích? Độ tuổi của học sinh lớp 4 là bao nhiêu?
- Cấu tứ là gì? Cách xác định cấu tứ trong một tác phẩm văn học? Những tác phẩm văn học nào bắt buộc trong môn Ngữ văn?
- Đề thi minh họa vào lớp 10 môn Ngữ Văn Ninh Bình 2025 như thế nào? Dự kiến phương thức tuyển sinh lớp 10?
- Mẫu văn bản kiến nghị tổ chức hoạt động ngoại khóa lớp 8? Yêu cầu cần đạt khi học văn bản thông tin của học sinh lớp 8?
- 3 12 là ngày gì? 3 12 là ngày giáo viên mầm non mới ra trường được nghỉ đúng không?
- Thể lệ cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh?