Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Âm nhạc có thời lượng thế nào?

Thời lượng chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Âm nhạc được quy định như thế nào?

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Âm nhạc có thời lượng thế nào?

Thời lượng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Âm nhạc quy định tại tiểu mục 2 Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BG/DĐT như sau:

(1) Giai đoạn giáo dục cơ bản

Từ lớp 1 đến lớp 9, thời lượng dạy học là 35 tiết trong một năm học.

Thời lượng (tính theo %) dành cho các nội dung:

Nội dung

Cấp tiểu học

Cấp trung học cơ sở

Hát

35%

30%

Nhạc cụ

20%

20%

Nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc

35%

40%

Thời lượng dành cho đánh giá định kì: 10%

(2) Giai đoạn định hướng nghề nghiệp

Từ lớp 10 đến lớp 12, thời lượng dạy học là 70 tiết trong một năm học. Học sinh lựa chọn 1 trong 2 phương án sau:

Phương án 1

Phương án 2

Hát: 50%

Nhạc cụ: 50%

Nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc: 40%

Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc: 40%

Thời lượng dành cho đánh giá định kì: 10%

Thời lượng dành cho đánh giá định kì: 10%

Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, những học sinh có định hướng theo học ngành văn hoá - nghệ thuật được lựa chọn các chuyên đề học tập với thời lượng 35 tiết trong một năm học.

Thời lượng (tính theo số tiết) dành cho các chuyên đề học tập, bao gồm cả đánh giá như sau:

Nội dung

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

Chuyên đề 10.1: Hệ thống các hợp âm ba, hợp âm bảy của điệu thức

10



Chuyên đề 10.2: Phương pháp xác định giọng và đặt hợp âm đệm cho ca khúc và bản nhạc

15



Chuyên đề 10.3: Phương pháp xác định tiết điệu đệm

10



Chuyên đề 11.1: Kĩ năng biểu diễn thanh nhạc


15


Chuyên đề 11.2: Kĩ năng biểu diễn nhạc cụ


10


Chuyên đề 11.3: Kĩ năng chỉ huy


10


Chuyên đề 12.1: Phần mềm chép nhạc



15

Chuyên đề 12.2: Phần mềm biên tập âm thanh và thu âm



10

Chuyên đề 12.3: Phần mềm hoà âm tự động



10

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Âm nhạc có thời lượng thế nào?

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Âm nhạc có thời lượng thế nào? (Hình từ Internet)

Thiết bị dạy học quy định tại chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Âm nhạc là gì?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BG/DĐT, thiết bị dạy học gồm:

(1) Thiết bị để dạy học của giáo viên

- Nhạc cụ: đàn phím điện tử hoặc piano kĩ thuật số;

- Tư liệu âm nhạc: tranh ảnh về nhạc cụ, tác giả âm nhạc, nghệ sĩ, nghệ nhân; tranh minh họa câu chuyện âm nhạc; video biểu diễn âm nhạc,...

(2) Thiết bị để thực hành của học sinh


Cấp tiểu học

Cấp trung học cơ sở

Cấp trung học phổ thông

Nhạc cụ tiết tấu

(học sinh tất cả các trường)

Trống nhỏ, song loan, thanh phách, tambourine, triangle, nhạc cụ tiết tấu phổ biến ở địa phương, nhạc cụ gõ tự làm,...

Trống nhỏ, song loan, thanh phách, tambourine, triangle, nhạc cụ tiết tấu phổ biến ở địa phương, nhạc cụ gõ tự làm,...

Trống bongo, trống cajon, tambourine, nhạc cụ tiết tấu phổ biến ở địa phương, nhạc cụ gõ tự làm,...

Nhạc cụ giai điệu

(học sinh những trường có đủ điều kiện)

Kèn phím, recorder, nhạc cụ giai điệu phổ biến ở địa phương,...

Kèn phím, recorder, ukulele, nhạc cụ giai điệu phổ biến ở địa phương,...

Kèn phím, đàn phím điện tử, recorder, ukulele, guitar, nhạc cụ giai điệu phổ biến ở địa phương,...

(3) Phòng học bộ môn

Ở những nơi có điều kiện thuận lợi, cần bố trí phòng học riêng cho môn Âm nhạc, vị trí cách biệt với các phòng học khác hoặc ở tầng cao nhất để cách âm.

Phòng học Âm nhạc cần sử dụng loại bàn ghế dễ di chuyển, dễ xếp gọn, tạo không gian cho học sinh vận động, tham gia các hoạt động âm nhạc hoặc biểu diễn; có tủ, giá để cất giữ các thiết bị dạy học; có bảng viết, các phương tiện nghe nhìn (máy tính, máy chiếu, màn hình,...), thiết bị phòng cháy và chữa cháy; có nội quy phòng học.

03 mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt môn Âm nhạc là gì?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BG/DĐT, chương trình môn Âm nhạc sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của học sinh.

Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể.

Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu dưới đây hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh.

Theo đó, 03 mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt môn Âm nhạc gồm:

Mức độ

Động từ mô tả mức độ

Biết

Gọi được tên (hình thức biểu diễn), kể được tên (một số nhạc sĩ tiêu biểu), liệt kê được (một số loại nhạc cụ), nhắc lại được (nội dung bài hát), phát biểu được, thuộc (lời ca); nhận biết (các nốt nhạc, các kí hiệu ghi nhạc), xác định được, đọc đúng (cao độ và trường độ các nốt nhạc),...

Hiểu

Mô tả được (động tác chơi nhạc cụ), nêu được ví dụ; tóm tắt được, giải thích được (ý nghĩa của một số kí hiệu và thuật ngữ âm nhạc); so sánh được (sự khác nhau giữa các loại nhịp),...

Vận dụng

Biểu diễn được (các tiết mục âm nhạc); điều chỉnh được (giọng hát để tạo nên sự hài hoà); tổ chức được (hoạt động âm nhạc phù hợp với lứa tuổi); xếp loại được, đánh giá được (kĩ năng thể hiện âm nhạc của bản thân và người khác),…

Môn Âm nhạc
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh được học hát Quốc ca Việt Nam từ lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Âm nhạc có thời lượng thế nào?
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;