Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc cấp tiểu học ra sao? Có bao nhiêu môn học và hoạt động bắt buộc cấp tiểu học?
- Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc cấp tiểu học ra sao? Có bao nhiêu môn học và hoạt động bắt buộc cấp tiểu học?
- Yêu cầu cụ thể về nội dung, phương pháp giáo dục cấp tiểu học tại Luật giáo dục thế nào?
- Chương trình giáo dục cấp 1 phải mang tính kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo đúng không?
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc cấp tiểu học ra sao? Có bao nhiêu môn học và hoạt động bắt buộc cấp tiểu học?
Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (Một số nội dung tại File này được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn.
Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước.
Đối với cấp tiểu học, nội dung giáo dục gồm:
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2).
Theo đó, hiện nay chương trình giáo dục cấp tiểu học hiện nay bao gồm 10 môn học và 1 hoạt động giáo dục bắt buộc. Trong đó:
10 môn học bắt buộc:
- Tiếng Việt;
- Toán;
- Đạo đức;
- Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5);
- Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3);
- Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5);
- Khoa học (ở lớp 4, lớp 5);
- Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5);
- Giáo dục thể chất;
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
Hoạt động giáo dục bắt buộc: Hoạt động trải nghiệm
>> Xem Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải (Lưu ý: Một số nội dung tại File này được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT)
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc cấp tiểu học ra sao? Có bao nhiêu môn học và hoạt động bắt buộc cấp tiểu học? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cụ thể về nội dung, phương pháp giáo dục cấp tiểu học tại Luật giáo dục thế nào?
Căn cứ Điều 7 Luật Giáo dục 2019 yêu cầu cụ thể về nội dung, phương pháp giáo dục các cấp nói chung như sau:
- Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học.
- Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Riêng đối với giáo dục tiểu học, căn cứ điều 30 Luật Giáo dục 2019, nội dung giáo dục phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục cấp tiểu học.
Về nội dung: Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.
Về phương pháp giáo dục: phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.
Chương trình giáo dục cấp 1 phải mang tính kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo đúng không?
Căn cứ Điều 8 Luật Giáo dục 2019, chương trình giáo dục được quy định như sau:
Chương trình giáo dục
1. Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.
2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.
3. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
4. Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.
...
Vậy, Chương trình giáo dục cấp 1 phải mang tính kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo.
Từ đó góp phần tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội về lý giải giá trị của tình yêu tuổi học trò? Yêu cầu cần đạt về văn bản thông tin môn Ngữ văn lớp 7?
- Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS là gì? Cơ sở giáo dục có quyền đuổi học học sinh vì lý do nhiễm HIV không?
- Mẫu đoạn văn trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm lớp 8? Yêu cầu cần đạt về năng lực tự hoàn thiện của học sinh lớp 8?
- Mẫu phân tích bài thơ Nói với con lớp 9? Yêu cầu cần đạt đối với phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh lớp 9?
- Soạn Bài học đường đời đầu tiên ngắn nhất? Học sinh lớp 6 được khen thưởng tuyên dương trước lớp hay không?
- Mẫu đoạn văn thuật lại một sự kiện tổ chức ở trường em lớp 4? 3 mục tiêu khi học Môn Tiếng Việt lớp 4?
- Trọn bộ 8 đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 Trường đại học Sư phạm Hà Nội?
- Phân tích nhân vật Thị Hến trong Mắc mưu Thị Hến? Điều kiện biên soạn nội dung sách giáo khoa lớp 10 chương trình mới?
- Tháng 12 Tiếng anh là gì? Hỏi và trả lời về ngày tháng là năng lực giao tiếp cấp mấy?
- Tích tụ tư bản là gì? Bản chất, nguồn gốc, hệ quả của tích tụ tư bản là gì? Triết học Mác - Lênin có phải là một học bắt buộc?