Trọn bộ 8 đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 Trường đại học Sư phạm Hà Nội?
Trọn bộ 8 đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 Trường đại học Sư phạm Hà Nội?
Ngày 22/11/2024, Trường đại học Sư phạm Hà Nội đã công bố 8 đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025,
Học sinh tham khảo Trọn bộ 8 đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 Trường đại học Sư phạm Hà Nội tại đường link: https://drive.google.com/drive/folders/17wjayuZgAr04bwKYkAGVqYn0OUTOFnPt
Về điều kiện dự thi như sau:
- Điều kiện chung:
+ Có hồ sơ hợp lệ; đóng đầy đủ lệ phí thi theo quy định.
+ Có đủ sức khỏe, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không trong thời gian bị cấm thi theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Điều kiện riêng: Thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của từng trường đại học và quy định cụ thể của mỗi trường về điều kiện xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực của Trường ĐHSP Hà Nội (gọi tắt là kết quả thi SPT).
Bài thi thi đánh giá năng lực Trường đại học Sư phạm Hà Nội được công nhận và sử dụng bởi hơn 20 trường đại học khác.
Cụ thể danh sách các trường sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực Trường đại học Sư phạm Hà Nội tại đường link https://docs.google.com/document/d/1O9TR9jVMFAkqUGR-1ciu7i0hB5sJmllHlkYctGLCJWc/edit?tab=t.0
Trọn bộ 8 đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 Trường đại học Sư phạm Hà Nội? (Hình từ Internet)
Có phải mọi sinh viên sư phạm đều được hỗ trợ đóng tiền học phí?
Tại Điều 1 Nghị định 116/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên học các ngành đào tạo giáo viên tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng được phép đào tạo giáo viên (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo giáo viên) thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và đào tạo theo nhu cầu xã hội.
2. Nghị định này áp dụng đối với:
a) Sinh viên học trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên theo hình thức đào tạo chính quy, liên thông chính quy và sinh viên học văn bằng thứ 2 theo hình thức đào tạo chính quy trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên có kết quả học lực văn bằng thứ 1 đạt loại giỏi (sau đây gọi chung là sinh viên sư phạm).
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ quan trực thuộc được ủy quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo sinh viên sư phạm (sau đây gọi chung là cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu); các cơ sở đào tạo giáo viên và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào tạo.
3. Nghị định này không áp dụng đối với giáo viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
Như vậy, không phải mọi sinh viên sư phạm đều được nhà nước hõ trợ tiền đóng học phí. Các sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí bao gồm:
- Sinh viên học trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên theo hình thức đào tạo chính quy.
- Sinh viên học liên thông chính quy và sinh viên học văn bằng thứ 2 theo hình thức đào tạo chính quy trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên có kết quả học lực văn bằng thứ 1 đạt loại giỏi.
Mức hỗ trợ tiền đóng học phí đối với sinh viên sư phạm là bao nhiêu?
Tại Điều 4 Nghị định 116/2020/NĐ-CP có quy định về mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ như sau:
Mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ:
a) Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học;
b) Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
2. Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ. Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.
Như vậy, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học. Nghĩa là mức hỗ trợ sẽ tùy thuộc vào học phí của trường đại học.
- Giáo dục STEM là gì? Giáo dục STEM được học ở cấp mấy?
- Mẫu bài văn nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ lớp 12? Yêu cầu về khả năng đọc hiểu văn bản nghị luận lớp 12?
- Bài thi viết đoạn văn cảm nhận cuốn sách mà em thích nhất? Năng lực văn học mà học sinh lớp 8 phải đạt được?
- Thời điểm thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân? Yêu cầu cần đạt trong phần Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945 là gì?
- Đã có Dự thảo về Quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ? Tiêu chuẩn của đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ như thế nào?
- Đáp Án Tuần 1 Cuộc Thi Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 80 năm 2024 trên Báo Cáo Viên? Cuộc thi có phải do Bộ Giáo dục tổ chức không?
- Lịch bồi dưỡng STEM tháng 12 năm 2024 TP Hồ Chí Minh? Quy trình xây dựng bài học STEM có gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội 600 chữ về sự thiếu kiên nhẫn của tuổi trẻ hiện nay? Yêu cầu cần đạt khi tìm hiểu phong cách sáng tác của lớp 12?
- Công thức tính mol? Công thức tính mol có được học trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8 không?
- Mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5? 05 kiểu văn bản mà học sinh lớp 5 được học là gì?