Bộ thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí tại trường tiểu học?
Bộ thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí tại trường tiểu học?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, bộ thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí bao gồm:
- Mô hình hiện vật, tranh ảnh lịch sử, địa lí, băng ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử,...;
- Bản đồ, lược đồ;
- Sơ đồ, các bảng thống kê,...;
- Phim video;
- Các phiếu học tập có các nguồn sử liệu;
- Các mẫu vật về tự nhiên;
- Các dụng cụ, thiết bị thông thường để quan sát tự nhiên; một số dụng cụ thực hành;
- Phần mềm dạy học (nghiên cứu và từng bước sử dụng rộng rãi).
Thiết bị dạy học môn Lịch sử và Địa lí là các nguồn tư liệu phong phú, cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh và giàu sức thuyết phục, không chỉ nhằm minh hoạ bài giảng của giáo viên mà còn hỗ trợ giáo viên tổ chức các hoạt động học tập, tự tìm tòi tri thức lịch sử, địa lí của học sinh một cách tích cực, sáng tạo.
Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh làm việc trực tiếp với các thiết bị dạy học theo phương châm: Hãy để cho học sinh tiếp xúc nhiều hơn với các thiết bị, suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và trình bày ý kiến của mình nhiều hơn.
>> Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT:
Bộ thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí tại trường tiểu học? (Hình từ Internet)
Thời lượng thực hiện chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, thời lượng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học như sau:
Thời gian dành cho mỗi lớp học là 70 tiết/lớp/năm học, dạy trong 35 tuần. Dự kiến thời lượng dành cho mỗi mạch nội dung được trình bày trong bảng sau:
Nội dung | Lớp 4 | Lớp 5 | |
Địa phương và các vùng của Việt Nam | Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí | 3% | |
Địa phương em (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) | 6% | ||
Trung du và miền núi Bắc Bộ | 14% | ||
Đồng bằng Bắc Bộ | 20% | ||
Duyên hải miền Trung | 17% | ||
Tây Nguyên | 13% | ||
Nam Bộ | 17% | ||
Việt Nam | Đất nước và con người Việt Nam | 16% | |
Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam | 10% | ||
Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam | 34% | ||
Thế giới | Các nước láng giềng | 10% | |
Tìm hiểu thế giới | 14% | ||
Chung tay xây dựng thế giới | 6% | ||
Đánh giá định kì | 10% | 10% |
Logic xây dựng và phát triển chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học là gì?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định logic xây dựng và phát triển chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học như sau:
Một số kiến thức lịch sử và địa lí tiểu học đã được lồng ghép trong một số chủ đề của môn Tự nhiên và Xã hội ở các lớp 1, 2, 3.
Đến lớp 4 và lớp 5, nội dung giáo dục lịch sử, địa lí được tổ chức thành một môn học độc lập nhằm giúp học sinh mở rộng và nâng cao hiểu biết về môi trường xung quanh, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Nội dung giáo dục lịch sử, địa lí gồm: những kiến thức ban đầu về tự nhiên, dân cư, một số hoạt động kinh tế, lịch sử - văn hoá của các vùng miền, của đất nước và thế giới; những sự kiện, nhân vật lịch sử phản ánh những cột mốc đánh dấu sự phát triển của các giai đoạn lịch sử, những thành tựu trong sự nghiệp dựng nước (kinh tế, chính trị, văn hoá,...) và giữ nước của dân tộc.
Chương trình môn Lịch sử và Địa lí không tách thành hai phân môn riêng biệt.
Các kiến thức lịch sử và địa lí được tích hợp trong các chủ đề và được mở rộng về không gian địa lí và xã hội (bắt đầu từ địa phương, vùng miền đến đất nước và thế giới).
Logic này bảo đảm khi hoàn thành chương trình môn học ở cấp tiểu học, học sinh sẽ có kiến thức ban đầu về lịch sử và địa lí của địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới để học tiếp môn Lịch sử và Địa lí ở cấp trung học cơ sở.
Khi dạy học, giáo viên cần chú ý liên hệ nội dung bài học với những nét đặc thù, tiêu biểu của lịch sử, địa lí ở địa phương.
Nội dung môn Lịch sử và Địa lí tập trung lựa chọn “điểm”. Kiến thức lịch sử được lựa chọn không tuân thủ nghiêm ngặt tính lịch đại mà phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu cho một số vùng miền, một số giai đoạn lịch sử.
Đối với địa lí, các vùng được lựa chọn không chỉ dựa trên nét tương đồng về tự nhiên mà còn dựa trên vai trò lịch sử của vùng đất đó; mỗi vùng chỉ lựa chọn giới thiệu một số đặc điểm địa lí tiêu biểu, đặc trưng.
Phạm vi nội dung giáo dục Địa phương em ở lớp 4 là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Các địa phương căn cứ vào yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình để xây dựng nội dung dạy học cụ thể phù hợp với đặc trưng của từng địa phương.
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?