Biển Đông rộng bao nhiêu km2? Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam rộng bao nhiêu km2?
Biển Đông rộng bao nhiêu km2? Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam rộng bao nhiêu km2?
Biển Đông được bao bọc bởi 9 quốc gia: Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines và Trung Quốc.
Biển Đông có hai vịnh lớn là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan.
Biển Đông có rộng khoảng 3,5 triệu km2 và theo Công ước về Luật biển của Liên Hợp quốc năm 1982 thì Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam có diện tích biển trên 1 triệu km2, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông.
Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam có 48 vũng, vịnh, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và có khoảng 3.000 đảo lớn, nhỏ (riêng hệ thống đảo ven bờ có 2.773 đảo).
Ngoài ra, hiện nay, về tổ chức hành chính, Việt Nam có 12 huyện đảo: Cô Tô, Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ, Cát Hải (Thành phố Hải Phòng), Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị), Hoàng Sa (Thành phố Đà Nẵng), Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), Phú Quý (tỉnh Bình Thuận), Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), Kiên Hải, Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Biển Đông rộng bao nhiêu km2? Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam rộng bao nhiêu km2? (Hình từ Internet)
Học sinh được học về biển đảo Việt Nam từ lớp mấy?
Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, học sinh được học về biển đảo Việt Nam từ lớp 5.
Cụ thể yêu cầu cần đạt khi học sinh lớp 5 học về Biển, đảo Việt Nam môn Lịch sử và Địa lí như sau:
- Xác định được vị trí địa lí của vùng biển, một số đảo, quần đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Trình bày được công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông trong lịch sử, có sử dụng một số tư liệu, tranh ảnh, câu chuyện liên quan (Hải đội Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa,...).
- Sưu tầm, đọc và kể lại được một số câu chuyện, bài thơ về biển, đảo Việt Nam.
>> Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT:
Thời lượng thực hiện chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, thời lượng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 như sau:
Thời gian dành cho lớp học là 70 tiết/lớp/năm học, dạy trong 35 tuần. Dự kiến thời lượng dành cho mỗi mạch nội dung được trình bày trong bảng sau:
Nội dung | Lớp 5 | |
Việt Nam | Đất nước và con người Việt Nam | 16% |
Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam | 10% | |
Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam | 34% | |
Thế giới | Các nước láng giềng | 10% |
Tìm hiểu thế giới | 14% | |
Chung tay xây dựng thế giới | 6% | |
Đánh giá định kì | 10% |
Logic xây dựng và phát triển chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học là gì?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định logic xây dựng và phát triển chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học như sau:
Một số kiến thức lịch sử và địa lí tiểu học đã được lồng ghép trong một số chủ đề của môn Tự nhiên và Xã hội ở các lớp 1, 2, 3.
Đến lớp 4 và lớp 5, nội dung giáo dục lịch sử, địa lí được tổ chức thành một môn học độc lập nhằm giúp học sinh mở rộng và nâng cao hiểu biết về môi trường xung quanh, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Nội dung giáo dục lịch sử, địa lí gồm: những kiến thức ban đầu về tự nhiên, dân cư, một số hoạt động kinh tế, lịch sử - văn hoá của các vùng miền, của đất nước và thế giới; những sự kiện, nhân vật lịch sử phản ánh những cột mốc đánh dấu sự phát triển của các giai đoạn lịch sử, những thành tựu trong sự nghiệp dựng nước (kinh tế, chính trị, văn hoá,...) và giữ nước của dân tộc.
Chương trình môn Lịch sử và Địa lí không tách thành hai phân môn riêng biệt.
Các kiến thức lịch sử và địa lí được tích hợp trong các chủ đề và được mở rộng về không gian địa lí và xã hội (bắt đầu từ địa phương, vùng miền đến đất nước và thế giới).
Logic này bảo đảm khi hoàn thành chương trình môn học ở cấp tiểu học, học sinh sẽ có kiến thức ban đầu về lịch sử và địa lí của địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới để học tiếp môn Lịch sử và Địa lí ở cấp trung học cơ sở.
Khi dạy học, giáo viên cần chú ý liên hệ nội dung bài học với những nét đặc thù, tiêu biểu của lịch sử, địa lí ở địa phương.
Nội dung môn Lịch sử và Địa lí tập trung lựa chọn “điểm”. Kiến thức lịch sử được lựa chọn không tuân thủ nghiêm ngặt tính lịch đại mà phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu cho một số vùng miền, một số giai đoạn lịch sử.
Đối với địa lí, các vùng được lựa chọn không chỉ dựa trên nét tương đồng về tự nhiên mà còn dựa trên vai trò lịch sử của vùng đất đó; mỗi vùng chỉ lựa chọn giới thiệu một số đặc điểm địa lí tiêu biểu, đặc trưng.
Phạm vi nội dung giáo dục Địa phương em ở lớp 4 là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Các địa phương căn cứ vào yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình để xây dựng nội dung dạy học cụ thể phù hợp với đặc trưng của từng địa phương.
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?