Bộ máy nhà nước Văn Lang như thế nào? Thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí THCS?

Tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang? Thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí THCS?

Bộ máy nhà nước Văn Lang như thế nào?

Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên, địa bàn chủ yếu của nhà nước Văn Lang thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay. Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở Phong Châu thuộc tỉnh Phú Thọ hiện nay.

Sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang như sau:

Theo đó, bộ máy nhà nước Văn Lang đứng đầu là Vua Hùng, giúp việc cho vua có các lạc hầu.

Nhà nước Văn Lang được chia làm 15 bộ, do Lạc tướng đứng đầu mỗi bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính (già làng) đứng đầu.

Nhìn chung, bộ máy nhà nước Văn Lang còn tương đối đơn giản, tuy nhiên bước đầu có hệ thống.

Bộ máy nhà nước Văn Lang như thế nào? Thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí THCS?

Bộ máy nhà nước Văn Lang như thế nào? Thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí THCS? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần đạt trong nội dung Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X lớp 6?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí THCS ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT yêu cầu cần đạt trong nội dung Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X lớp 6 như sau:

- Nêu được khoảng thời gian thành lập và xác định được phạm vi không gian của nước Văn Lang, Âu Lạc trên bản đồ hoặc lược đồ.

- Trình bày được tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc.

- Mô tả được đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.

- Nêu được một số chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc.

- Nhận biết được một số chuyển biến quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hoá ở Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc.

- Lập được biểu đồ, sơ đồ và trình bày được những nét chính; giải thích được nguyên nhân, nêu được kết quả và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng,...).

- Giới thiệu được những nét chính của cuộc đấu tranh về văn hoá và bảo vệ bản sắc văn hoá của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc.

- Trình bày được những nét chính (nội dung, kết quả) về các cuộc vận động giành quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của họ Khúc và họ Dương.

- Mô tả được những nét chính trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938 và những điểm độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền.

- Nêu được ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

- Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển của Champa.

- Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Champa.

- Nhận biết được một số thành tựu văn hoá của Champa.

- Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển và suy vong của Phù Nam.

- Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Phù Nam.

- Nhận biết được một số thành tựu văn hoá của Phù Nam.

Thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí THCS?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí THCS ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí THCS bao gồm:

- Các bản đồ giáo khoa treo tường (về thế giới, các khu vực, Việt Nam) phù hợp với nội dung từng chủ đề của từng lớp học và phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh;

- Các tập Atlat địa lí tự nhiên đại cương, Atlat địa lí các châu lục và Atlat địa lí Việt Nam, tập bản đồ lịch sử;

- Mô hình hiện vật, tranh lịch sử, ảnh, băng ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử,...;

- Các mẫu vật về tự nhiên;

- Các tranh ảnh (in trên giấy, hình digital tĩnh và động), các sơ đồ, lược đồ, các video clip được biên tập cho mục đích giáo dục, phù hợp với nội dung của từng chủ đề;

- Các phiếu học tập có các nguồn sử liệu; Các tờ bài tập (bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ);

- Các dụng cụ, thiết bị thông thường để quan sát tự nhiên (địa bàn, nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế);

- Một số dụng cụ thực hành, thực địa;

- Các thư viện digital chứa các kho tư liệu dạy học Lịch sử và Địa lí;

- Phần mềm dạy học.

Ở những địa phương có điều kiện nên tổ chức các phòng bộ môn.

Việc sử dụng các thiết bị dạy học có mục đích chủ yếu nhằm tạo điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật để tổ chức các hoạt động học tập, tự tìm tòi tri thức lịch sử và địa lí của học sinh một cách tích cực, sáng tạo.

Môn Lịch sử và Địa lí lớp 6
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2024 có đáp án mới nhất? Yêu cầu về nội dung giáo dục THCS?
Hỏi đáp Pháp luật
Những câu đố vui về địa danh có đáp án lớp 6? Nhiệm vụ của học sinh lớp 6 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện tượng động đất là gì? Môn Lịch sử và Địa lí THCS học từ lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Tầng khí quyển là gì? Hiểu được tầng khí quyển là nội dung cần đạt trong chương trình lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ địa phương là gì? Giờ địa phương sẽ học trong chương trình môn Lịch sử Địa lí lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Vì sao có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất? Học sinh sẽ được học về hiện tượng này ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời có ý nghĩa gì? Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời được học ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh tuyến là gì? Kinh tuyến được học trong môn Lịch sử và Địa lí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch sử là gì và môn Lịch sử là gì? Vì sao cần thiết phải học môn Lịch sử?
Hỏi đáp Pháp luật
Tọa độ địa lí là gì? Tọa độ địa lí sẽ có trong nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp mấy?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 1007
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;