Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường mới nhất?
Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường mới nhất?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường như sau:
- Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của người học;
- Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực;
- Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường mới nhất? (Hình từ Internet)
Nội dung tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường gồm những nội dung nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định nội dung tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường bao gồm:
- Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, truyền thống, lòng tự hào dân tộc. Các nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, ý thức tuân thủ pháp luật, giáo dục lối sống nhân ái, bao dung, nghĩa tình, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội và đất nước. Gương cá nhân, tập thể thực hiện tốt việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng, chống bạo lực học đường.
- Phản ánh tâm tư nguyện vọng, tình cảm, trách nhiệm của học sinh, sinh viên đối với môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường hoặc hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội.
- Các nội dung kiến thức, kỹ năng về: Mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; trách nhiệm phát hiện, thông tin, tố giác hành vi bạo lực học đường; biện pháp, kỹ năng ngăn ngừa bạo lực học đường; kỹ năng can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân; kỹ năng phòng, chống xâm hại đối với cá nhân, kỹ năng tự bảo vệ mình trong môi trường xã hội và trên môi trường mạng.
- Phê phán những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực, đua đòi, ham chơi, thích hưởng thụ hoặc các hành vi bạo lực và bất bình đẳng giới trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Các nội dung nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và học sinh, sinh viên về: Chủ quyền biển đảo, toàn vẹn lãnh thổ; đấu tranh phòng chống “Diễn biến hòa bình”, phản bác các luận điệu thông tin sai trái của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị; không để bị kích động, lôi kéo tham gia hoạt động gây mất ổn định chính trị, an toàn xã hội.
Với các hình thức tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường như sau:
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tuyên truyền trên mạng xã hội.
- Thông qua giờ lên lớp chính khóa, hội nghị, hội thảo, tập huấn và các hoạt động ngoại khóa.
- Thông qua các cuộc nói chuyện chuyên đề, tọa đàm về văn hóa, xã hội.
- Thông qua các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể thao hoặc cuộc thi tìm hiểu về các lĩnh vực liên quan.
Phòng ngừa bạo lực học đường được quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định phòng ngừa bạo lực học đường như sau:
(1) Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại học sinh, sinh viên; phòng, chống bạo lực học đường trên môi trường mạng cho học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và gia đình học sinh, sinh viên; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh, sinh viên.
(2) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thường xuyên tiến hành theo dõi, thống kê và phân tích các nhóm đối tượng có nguy cơ bạo lực học đường. Xây dựng cơ chế phối hợp với cơ quan chức năng và quy trình xử lý đối với các tình huống bạo lực học đường.
(3) Thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với gia đình học sinh, sinh viên và các tổ chức, cá nhân có liên quan để kịp thời ngăn chặn, xử lý các tình huống bạo lực học đường xảy ra.
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?