Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mới nhất và hướng dẫn cách đọc?

Hiện nay bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học như thế nào, các đọc bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thế nào?

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mới nhất và hướng dẫn cách đọc?

Theo quy định tại Thông tư 38/2021/TT-BGDĐT bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là một trong thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở.

Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm có: ô nguyên tố, chu kì và nhóm. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân cụ thể như sau:

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mẫu 1

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mẫu 2

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mẫu 3

Để đọc bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cần hiểu chi tiết của một ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn cụ thể:

Các thuật ngữ trong một ô nguyên tố để đọc bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học như sau:

- Tên nguyên tố: Gồm 1 kiểu nguyên tử duy nhất, được phân biệt dựa trên số hiệu nguyên tử.

- Ký hiệu hóa học: Là tên viết tắt của nguyên tố hóa học, gồm 1 hoặc 2 chữ cái Latin. Chữ đầu tiên thường sẽ viết hoa.

- Số hiệu nguyên tử: Còn có tên gọi khác là số proton của nguyên tố hóa học. Số hiệu nguyên tử có giá trị bằng số electron trong một nguyên tử trung hòa về điện. Đặc biệt, số hiệu nguyên tử sẽ giúp xác định duy nhất một nguyên tố hóa học.

- Nguyên tử khối trung bình: Hầu hết, các nguyên tố hóa học đều là hỗn hợp của nhiều đồng vị khác nhau, có tỉ lệ phần trăm số nguyên tử xác định. Do đó, nguyên tử khối của các nguyên tố này sẽ được tính bằng nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp đồng vị dựa theo tỉ lệ phần trăm của các nguyên tử tương ứng.

- Cấu hình electron: Là sự phân bố của các electron ở những trạng thái năng lượng khác nhau trong lớp vỏ nguyên tử hoặc ở những nơi mà chúng hiện diện.

- Độ âm điện: Là khả năng hút electron trong quá trình tạo thành liên kết hóa học. Cụ thể, nếu độ âm điện của nguyên tố càng lớn, tính phi kim càng mạnh và ngược lại.

- Số oxi hóa: Là số sử dụng cho 1 hoặc 1 nhóm nguyên tử dùng để tính số electron trao đổi khi tham gia phản ứng.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mới nhất và hướng dẫn cách đọc?

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mới nhất và hướng dẫn cách đọc? (Hình từ Internet)

Quy cách phòng học môn hóa học như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Quy định về phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Quy cách phòng học bộ môn
1. Diện tích làm việc tối thiểu phòng học bộ môn được tính trên cơ sở diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh
...
c) Trường trung học phổ thông
Đối với phòng học bộ môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngoại ngữ, Đa chức năng diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 2,00m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60m2;
Đối với phòng học bộ môn Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 2,45m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60m2;
Phòng học bộ môn Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật), diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,50m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60m2.
d) Trường phổ thông có nhiều cấp học căn cứ các quy định tại điểm a, b và c, khoản 1 Điều này để xác định diện tích làm việc tối thiểu các phòng học bộ môn.
2. Kích thước phòng học bộ môn
a) Chiều rộng phòng học bộ môn (tính theo chiều vuông góc với hành lang tiếp giáp phòng học bộ môn): Đối với cấp tiểu học không nhỏ hơn 5,70m; đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông không nhỏ hơn 7,20m;
b) Chiều dài phòng học bộ môn (tính theo chiều dọc hành lang tiếp giáp phòng học bộ môn) không lớn hơn 2 lần chiều rộng;
c) Chiều cao phòng học bộ môn (tính từ nền/sàn nhà tới trần nhà) từ 3,30m trở lên. Trong trường hợp sử dụng nền/sàn giả để bố trí ngầm hệ thống kĩ thuật, chiều cao phòng học bộ môn (tính từ nền/sàn nhà tới trần nhà) không nhỏ hơn 2,80m.
3. Phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Vật lí, Hoá học, Sinh học và một số môn học có nhiều thiết bị thực hành phải có phòng chuẩn bị. Phòng chuẩn bị được bố trí liền kề, có cửa liên thông với phòng học bộ môn có diện tích làm việc từ 12m2 đến 27m2.

Như vậy, quy cách phòng học môn hóa học như sau:

Diện tích làm việc tối thiểu phòng học tính trên cơ sở diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 2,00m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60m2;

Kích thước phòng học cần đảm bảo như sau:

- Chiều rộng phòng học bộ môn (tính theo chiều vuông góc với hành lang tiếp giáp phòng học bộ môn): Đối với cấp tiểu học không nhỏ hơn 5,70m; đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông không nhỏ hơn 7,20m;

- Chiều dài phòng học bộ môn (tính theo chiều dọc hành lang tiếp giáp phòng học bộ môn) không lớn hơn 2 lần chiều rộng;

- Chiều cao phòng học bộ môn (tính từ nền/sàn nhà tới trần nhà) từ 3,30m trở lên. Trong trường hợp sử dụng nền/sàn giả để bố trí ngầm hệ thống kĩ thuật, chiều cao phòng học bộ môn (tính từ nền/sàn nhà tới trần nhà) không nhỏ hơn 2,80m.

- Có phòng chuẩn bị được bố trí liền kề, có cửa liên thông với phòng học bộ môn có diện tích làm việc từ 12m2 đến 27m2.

Phòng học môn hóa học cần trang bị hệ thống cấp thoát nước như thế nào?

Căn cứ Điều 11 Quy định về phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Hệ thống cấp thoát nước trong phòng học môn hóa học được bố trí riêng, đặt ngầm trong tường, nền nhà hoặc trong hộp kỹ thuật. Các van đặt trong hộp kỹ thuật phải có cửa kiểm tra để thuận tiện cho việc quản lý và sửa chữa.

Phòng học môn hóa học được bố trí hệ thống chậu rửa, vòi nước, đường cấp thoát nước gắn với bàn thí nghiệm, thực hành;

Bảng tuần hoàn
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mới nhất và hướng dẫn cách đọc?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 1887
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;