1 nguyện vọng đại học 2024 bao nhiêu tiền?
1 nguyện vọng đại học 2024 bao nhiêu tiền?
Căn cứ tiểu mục 7 Mục 1 Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH năm 2024 hướng dẫn như sau:
Đăng ký và xử lý nguyện vọng:
a) Từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung NVXT không giới hạn số lần:
- Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý thông tin (nhập, xem, sửa,) thông tin của thí sinh trên Hệ thống;
...
b) Từ ngày 31/7 đến 17 giờ 00 ngày 6/8/2024:
Thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng NVXT bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GDĐT;
c) Các thí sinh thuộc diện hưởng chính sách ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng phải phối hợp với các điểm tiếp nhận rà soát thông tin khu vực Phụ lục VI và đối tượng ưu tiên của thí sinh (nếu có);
Thí sinh tìm hiểu kỹ tài liệu hướng dẫn và phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình đăng ký xét tuyển; thí sinh chưa rõ các nội dung khai báo, nộp lệ phí xét tuyển có thể liên hệ với cán bộ tại các điểm tiếp nhận hoặc cán bộ của CSĐT trực các số điện thoại hỗ trợ công tác tuyển sinh để được hướng dẫn.
...
Theo đó, số tiền thí sinh cần phải nộp cho việc đăng ký nguyện vọng sẽ căn cứ theo số lượng nguyện vọng mà thí sinh đã đăng ký.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa có văn bản về việc thay đổi lệ phí đăng ký nguyện vọng đại học 2024. Vì thế, hiện tại vẫn áp dụng mức lệ phí là 20.000 đồng đối với 01 nguyện vọng đại học 2024.
1 nguyện vọng đại học 2024 bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Lịch nộp lệ phí xét tuyển nguyện vọng đại học trực tuyến năm 2024?
Ngày 22/7/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn 3712/BGDĐT-CNTT năm 2024 về việc triển khai thanh toán trực tuyến lệ phí đăng ký xét tuyển đại học năm 2024.
Nhằm đảm bảo an toàn, thuận lợi, tránh hiện tượng quá tải trong quá trình thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo lịch thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến trên Hệ thống hỗ trợ đăng ký xét tuyển theo các tỉnh/thành phố (nơi thí sinh đã nộp hồ sơ).
Theo đó, lịch nộp lệ phí xét tuyển đại học trực tuyến từ ngày 31/7/2024 như sau:
Thời gian | Tỉnh, thành |
Từ 31/7 đến 17h ngày 1/8 | Hà Nội, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái. |
Từ 1/8 đến 17h ngày 2/8 | Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng. |
Từ 2/8 đến 17h ngày 3/8 | Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. |
Từ 3/8 đến 17h ngày 4/8 | Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum. |
Từ 4/8 đến 17h ngày 5/8 | TP HCM, Gia Lai, Đăk, Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh. |
Từ 5/8 đến 17h ngày 6/8 | Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. |
03 nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học?
Căn cứ Điều 4 Quy chế Tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, 03 nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học theo phương thức xét nguyện vọng bằng kết quả thi THPT bao gồm như sau:
(1) Công bằng đối với thí sinh
- Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
- Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
- Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
- Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
- Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
(2) Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
- Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
- Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
(3) Minh bạch đối với xã hội
- Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
- Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?