Việc tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế thực hiện thế nào?
Việc tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 122 Luật Quản lý thuế 2019 việc tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế thực hiện như sau:
(1). Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế.
(2). Việc tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế được áp dụng khi cần xác minh tình tiết làm căn cứ để có quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay hành vi trốn thuế.
(3). Trong quá trình thanh tra thuế, nếu đối tượng thanh tra có biểu hiện tẩu tán, tiêu hủy tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế thì trưởng đoàn thanh tra thuế đang thi hành nhiệm vụ được quyền tạm giữ tài liệu, tang vật đó.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tạm giữ tài liệu, tang vật, trưởng đoàn thanh tra thuế phải báo cáo thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật; trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi nhận được báo cáo, người có thẩm quyền phải xem xét và ra quyết định tạm giữ.
Trường hợp người có thẩm quyền không đồng ý việc tạm giữ thì trưởng đoàn thanh tra thuế phải trả lại tài liệu, tang vật trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi người có thẩm quyền không đồng ý.
(4). Khi tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế trưởng đoàn thanh tra thuế phải lập biên bản tạm giữ. Trong biên bản tạm giữ phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại của tài liệu, tang vật bị tạm giữ; chữ ký của người thực hiện tạm giữ, người đang quản lý tài liệu, tang vật vi phạm. Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tài liệu, tang vật tạm giữ và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu tài liệu, tang vật bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng.
Trong trường hợp tài liệu, tang vật cần được niêm phong thì việc niêm phong phải được tiến hành ngay trước mặt người có tài liệu, tang vật; nếu người có tài liệu, tang vật vắng mặt thì việc niêm phong phải được tiến hành trước mặt đại diện gia đình hoặc đại diện tổ chức và đại diện chính quyền cấp xã, người chứng kiến.
(5). Tang vật là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý và những vật thuộc diện quản lý đặc biệt phải được bảo quản theo quy định của pháp luật; tang vật là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay để tránh tổn thất; tiền thu được phải được gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
(6). Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tài liệu, tang vật bị tạm giữ theo những biện pháp trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tài liệu, tang vật bị tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ tài liệu, tang vật có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh, nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày tạm giữ tài liệu, tang vật. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ tài liệu, tang vật phải do người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này quyết định.
(7). Cơ quan quản lý thuế phải giao 01 bản quyết định tạm giữ, biên bản tạm giữ, quyết định xử lý tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế cho tổ chức, cá nhân có tài liệu, tang vật bị tạm giữ.
Việc tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Không được khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế vào thời gian nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 123 Luật Quản lý thuế 2019 quy định không được khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế vào ban đêm, ngày lễ, ngày tết, khi người chủ nơi bị khám có việc hiếu, việc hỉ, trừ trường hợp phạm pháp quả tang và phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Thẩm quyền quyết định khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế là của ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 123 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế. Trong trường hợp nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế là nơi ở thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Việc khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật được tiến hành khi có căn cứ về việc cất giấu tài liệu, tang vật có liên quan đến hành vi trốn thuế.
...
Theo đó, thẩm quyền quyết định khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế là của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế.
- Ngày 1 tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? Hạn chót niêm yết danh sách hộ khoán nộp thuế lần 1 năm 2024 là ngày 1 tháng Chạp?
- Tết Âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? Tết Âm lịch 2025 có nhận hồ sơ nộp thuế online không?
- Tiền làm thêm giờ vào dịp Tết 2025 có chịu thuế TNCN không?
- Khi nào thì nộp tờ khai thuế TNCN tháng 12 năm 2024?
- Toàn văn thông tư 103 thuế nhà thầu? 5 đối tượng không áp dụng thuế nhà thầu theo Thông tư 103?
- Mùng 3 Tết là thứ mấy, ngày mấy dương lịch 2025? Tiền lương đi làm thêm vào ngày mùng 3 Tết có tính thuế TNCN không?
- Những thay đổi trong chính sách thuế thu nhập cá nhân từ 1/1/2025?
- Từ 01/7/2025 cơ sở kinh doanh được hoàn thuế giá trị gia tăng phải đáp ứng điều kiện gì?
- Ngày 17 tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? Các ngày lễ dương lịch tháng 1 2025? Công chức thuế được nghỉ ngày nào trong các ngày lễ vào tháng 1 2025?
- Hệ thống ACTS có hỗ trợ tính tiền thuế hải quan không?