Từ 01/7/2025 cơ sở kinh doanh được hoàn thuế giá trị gia tăng phải đáp ứng điều kiện gì?
Từ 01/7/2025 cơ sở kinh doanh được hoàn thuế giá trị gia tăng phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ khoản 9 Điều 15 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 (văn bản có hiệu lực từ 01/7/2025) quy định điều kiện để cơ sở kinh doanh được hoàn thuế giá trị gia tăng như sau:
Hoàn thuế giá trị gia tăng
...
9. Cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp hoàn thuế quy định tại Điều này phải đáp ứng điều kiện sau đây:
a) Cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp được hoàn thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế, lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh;
b) Đáp ứng quy định về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quy định tại khoản 2 Điều 14 và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này;
c) Người bán đã kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định đối với hóa đơn đã xuất cho cơ sở kinh doanh đề nghị hoàn thuế.
...
Đồng thời, đối chiếu theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 (văn bản có hiệu lực từ 01/7/2025) quy định về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Như vậy, cơ sở kinh doanh được hoàn thuế giá trị gia tăng phải đáp ứng đủ các điều kiện như sau:
- Thuộc trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024.
- Là cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế, lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.
- Đáp ứng điều kiện về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
+ Có hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài;
+ Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ một số trường hợp đặc thù theo quy định của Chính phủ;
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 14 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 còn phải có: hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung cấp dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu; phiếu đóng gói, vận đơn, chứng từ bảo hiểm hàng hóa (nếu có). Chính phủ quy định về điều kiện khấu trừ đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa qua sàn thương mại điện tử ở nước ngoài và một số trường hợp đặc thù khác.
- Không thuộc trường hợp là cơ sở kinh doanh không đáp ứng điều kiện về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và các hóa đơn, chứng từ được lập từ các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật Thuế giá trị gia tăng 2024.
- Người bán đã kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định đối với hóa đơn đã xuất cho cơ sở kinh doanh đề nghị hoàn thuế.
Từ 01/7/2025 cơ sở kinh doanh được hoàn thuế giá trị gia tăng phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Việc phân loại hồ sơ hoàn thuế được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 73 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về phân loại hồ sơ hoàn thuế như sau:
(1) Hồ sơ hoàn thuế được phân loại thành hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước.
(2) Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế bao gồm:
- Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu của từng trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan quản lý thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu;
- Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế;
- Hồ sơ của tổ chức giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp nhà nước;
- Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro về thuế cao theo phân loại quản lý rủi ro trong quản lý thuế;
- Hồ sơ hoàn thuế thuộc trường hợp hoàn thuế trước nhưng hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế nhưng không chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng;
- Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thực hiện thanh toán qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
- Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước hoàn thuế theo quy định của Chính phủ.
(3) Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước là hồ sơ của người nộp thuế không thuộc các trường hợp nêu trên.
Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 75 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế như sau:
- Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc thông báo chuyển hồ sơ của người nộp thuế sang kiểm tra trước hoàn thuế nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật Quản lý thuế 2019 hoặc thông báo không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
Trường hợp thông tin khai trên hồ sơ hoàn thuế khác với thông tin quản lý của cơ quan quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế thông báo bằng văn bản để người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin. Thời gian giải trình, bổ sung thông tin không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
- Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
- 2 hình thức bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?
- Chi cục Thuế có làm việc thứ 7 không? Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân không?
- Ai là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế?
- Cho thuê nhà có cần xuất hóa đơn không? Cho thuê nhà mà không phải nộp thuế TNCN, thuế GTGT trong trường hợp nào?
- Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế chỉ họp khi có bao nhiêu thành viên?
- Nhiệm vụ thực hiện kế toán thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan như thế nào?
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong trường hợp nào?
- Tổng cục Hải quan có vị trí và chức năng như thế nào?
- Ngày 8 tháng Chạp là thứ mấy, ngày mấy năm 2025? Biếu, tặng quà tết cho khách hàng có phải xuất hóa đơn không?
- Lập và lưu trữ chứng từ kế toán được pháp luật quy định như thế nào?