Hành vi trốn thuế trong trường hợp nào thì bị phạt tiền gấp 3 lần số tiền thuế trốn?
Hành vi trốn thuế trong trường hợp nào thì bị phạt tiền gấp 3 lần số tiền thuế trốn?
Căn cứ khoản 5 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi trốn thuế như sau:
Xử phạt hành vi trốn thuế
...
5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
...
Đồng thời, đối chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi trốn thuế đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên.
Như vậy, hành vi trốn thuế có thể bị phạt tiền gấp 3 lần số tiền thuế trốn trong trường hợp người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi sau đây và có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên:
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
- Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;
- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;
- Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;
- Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;
- Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Hành vi trốn thuế trong trường hợp nào thì bị phạt tiền gấp 3 lần số tiền thuế trốn? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của cơ quan thuế như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của cơ quan thuế
...
3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có quyền:
...
c) Phạt tiền đối với hành vi quy định tại các Điều 16, 17 và Điều 18 Nghị định này;
...
4. Cục trưởng Cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có quyền:
...
c) Phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, 17 và Điều 18 Nghị định này;
...
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:
...
c) Phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, 17 và Điều 18 Nghị định này;
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 139 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
...
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điều 142, 143, 144 và 145 của Luật này.
...
Như vậy, thẩm quyền xử phạt vi vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế sẽ thuộc về:
- Chi cục trưởng Chi cục Thuế
- Cục trưởng Cục Thuế
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
- Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế là bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 137 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
...
2. Đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì thời hiệu xử phạt là 05 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự là 05 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý: Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
- Điều kiện không áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ trên 2%?
- Người tiếp tay cho hành vi trốn thuế có bị công khai thông tin người nộp thuế không?
- Khi nào doanh nghiệp phải thực hiện phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp?
- Hành vi trốn thuế trong trường hợp nào thì bị phạt tiền gấp 3 lần số tiền thuế trốn?
- Có bị xử phạt khi khai bổ sung hồ sơ khai thuế trước khi kiểm tra thuế?
- Cách xác định thuế suất thực tế và lợi nhuận tính thuế bổ sung tại Việt Nam như thế nào?
- Nguyên tắc và căn cứ xác định giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ như thế nào?
- Xem 02 cách điền mẫu 02B phần hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024? Đảng viên trong đơn vị vũ trang đóng đảng phí bao nhiêu?
- 02 cách viết hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02A? Dựa trên thu nhập nào mà Đảng viên đóng đảng phí?
- Sử dụng hàng hóa tiêu dùng nội bộ trong công ty có phải xuất hóa đơn không?