Ngày 17 tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? Các ngày lễ dương lịch tháng 1 2025? Công chức thuế được nghỉ ngày nào trong các ngày lễ vào tháng 1 2025?
Ngày 17 tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? Các ngày lễ dương lịch tháng 1 2025?
Căn cứ vào Lịch Vạn Niên tháng 1 năm 2025 như sau:
Như vậy, ngày 17 tháng Chạp sẽ rơi vào thứ năm ngày 16 tháng 1 năm 2025 (tức ngày 17/12/2024 âm lịch là ngày 16/01/2025).
Ngoài ra, tháng 1 cũng là tháng có khá nhiều sự kiện và lễ tết, cụ thể các ngày như sau:
(1) Ngày Tết Dương lịch (01/01/2025)
Ngày 1/1 còn gọi là Tết Tây, là dịp lễ trọng đại của nhiều nền văn hóa trên thế giới và nó cũng đã trở thành ngày nghỉ lễ được định trong luật của người Việt Nam. Tết Tây là dịp người dân cả nước được nghỉ ngơi, đi du lịch cùng gia đình và bạn bè mà vẫn hưởng nguyên lương.
(2) Ngày Truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam (09/01/2025)
Ngày 9/1 hằng năm được định làm ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam. Tại đại hội toàn quốc Liên đoàn thanh niên Việt Nam lần thứ nhất tháng 02 năm 1950 ở Việt Bắc, ngày 9/1 đã được quyết định làm ngày truyền thống học sinh, sinh viên.
Ngày này hàng năm được xem là ngày ôn lại và tôn vinh truyền thống vẻ vang của học sinh, sinh viên từ thế hệ trước đến nay. Đây cũng là dịp để nêu gương những học sinh, sinh viên gương mẫu, nỗ lực học tập và phấn đấu không ngừng để góp phần phát triển đất nước.
(3) Ngày Quốc tế Giáo dục (24/01/2025)
Quyền được giáo dục là một trong những quyền quan trọng của con người, và là trách nhiệm của cộng đồng. Do đó, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 24/1 là Ngày Quốc tế Giáo dục nhằm kỷ niệm vai trò của giáo dục đối với nền hòa bình và phát triển bền vững.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Ngày 17 tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? Các ngày lễ dương lịch tháng 1 2025? (Hình ảnh từ Internet)
Cán bộ, công chức thuế được nghỉ ngày nào trong các sự kiện, lễ vào tháng 1 2025?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, cán bộ, công chức thuế chỉ được nghỉ vào ngày Tết Dương lịch 2025 rơi vào ngày thứ Tư (01/01/2025) và được hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, trong trường hợp cán bộ, công chức thuế muốn nghỉ vào những ngày khác thì vẫn có thể nghỉ bằng những cách sau:
(1) Nghỉ phép
Căn cứ theo Điều 114 Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ có từ 12 - 16 ngày phép nếu làm đủ năm. Do vậy, nếu người lao động còn phép hoặc có thể được ứng phép trước thì có thể dùng ngày nghỉ phép để có kỳ nghỉ Tết Dương lịch dài hơn quy định.
(2) Gộp phép
Căn cứ theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, cán bộ, công chức thuế có thể thỏa thuận với doanh nghiệp để có thể nghỉ phép thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm/lần.
Trong trường hợp, cấp trên đồng ý cho nghỉ gộp phép thì cán bộ, công chức thuế được hưởng nguyên lương đối với các ngày nghỉ thêm.
(3) Xin nghỉ không lương
Cán bộ, công chức thuế có thể thỏa thuận với cơ quan, cấp trên của mình để được phép nghỉ không lương nếu đã hết ngày nghỉ phép hằng năm hoặc muốn tiết kiệm ngày phép
Lưu ý: việc nghỉ thêm ngày bằng cách gộp phép hay cả nghỉ không lương đều phải có thỏa thuận và được sự đồng ý của cấp trên hoặc cơ quan đang công tác; nếu tự ý nghỉ, người lao động bị coi là tự ý nghỉ bỏ việc.
Những tiêu chuẩn chung về phẩm chất của công chức thuế là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 29/2022/TT-BTC có quy định cụ thể về tiêu chuẩn chung về phẩm chất như sau:
(1) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc, Đảng và Nhà nước; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
(2) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan.
(3) Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm; có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;
(4) Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
(5) Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
- 2 hình thức bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?
- Chi cục Thuế có làm việc thứ 7 không? Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân không?
- Ai là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế?
- Cho thuê nhà có cần xuất hóa đơn không? Cho thuê nhà mà không phải nộp thuế TNCN, thuế GTGT trong trường hợp nào?
- Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế chỉ họp khi có bao nhiêu thành viên?
- Nhiệm vụ thực hiện kế toán thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan như thế nào?
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong trường hợp nào?
- Tổng cục Hải quan có vị trí và chức năng như thế nào?
- Ngày 8 tháng Chạp là thứ mấy, ngày mấy năm 2025? Biếu, tặng quà tết cho khách hàng có phải xuất hóa đơn không?
- Lập và lưu trữ chứng từ kế toán được pháp luật quy định như thế nào?