Vàng có chịu thuế giá trị gia tăng không?

Có phải chịu thuế giá trị gia tăng đối với vàng không?

Vàng có chịu thuế giá trị gia tăng không?

Theo khoản 22 Điều 5 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 được bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 có quy định cụ thể như sau

Đối tượng không chịu thuế
...
20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất; gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính.
22. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.
...

Như vậy, thông qua quy định trên thì vàng nguyên liệu (vàng thỏi, vàng miếng) thường không chịu thuế GTGT. Tuy nhiên, các sản phẩm vàng trang sức, vàng chế tác, hoặc vàng đã qua gia công thường phải chịu thuế GTGT.

Vàng có chịu thuế GTGT không?

Vàng có chịu thuế giá trị gia tăng không? (Hình từ Internet)

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng áp dụng cho đơn vị kinh doanh vàng bạc đá quý là gì?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC như sau:

Phương pháp khấu trừ thuế
...
4. Các trường hợp khác:
a) Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này.
b) Đối với doanh nghiệp đang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có thành lập chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh được thành lập từ dự án đầu tư của doanh nghiệp), nếu chi nhánh thuộc trường hợp khai thuế GTGT riêng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế thì xác định phương pháp tính thuế của Chi nhánh theo phương pháp tính thuế của doanh nghiệp đang hoạt động. Trường hợp chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu hoặc chi nhánh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố cùng nơi doanh nghiệp có trụ sở chính nhưng không thực hiện kê khai riêng thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
...

Như vậy, đối với đơn vị kinh doanh vàng bạc đá quý thì phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Loại hóa đơn áp dụng cho đơn vị kinh doanh vàng bạc đá quý là gì?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về loại hóa đơn như sau:

Loại hóa đơn
Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:
1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
b) Hoạt động vận tải quốc tế;
c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
...

Như đã phân tích ở trên thì đơn vị kinh doanh vàng bạc đá quý nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Do đó, đơn vị này sẽ áp dụng hóa đơn bán hàng.

Giảm thuế GTGT 8% đến khi nào?

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 72/2024/NĐ-CP về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 142/2024/QH15

Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.
2. Các bộ theo chức năng, nhiệm vụ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát để người tiêu dùng hiểu và được thụ hưởng lợi ích từ việc giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 1 Nghị định này, trong đó tập trung các giải pháp ổn định cung cầu hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng nhằm giữ bình ổn mặt bằng giá cả thị trường (giá chưa có thuế giá trị gia tăng) từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.
...

Như vậy, theo quy định trên thì giảm thuế GTGT 8% từ ngày 01/07/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Chịu thuế giá trị gia tăng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Vàng có chịu thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhận tiền tài trợ thì doanh nghiệp có phải đóng thuế GTGT không? Đối tượng nào không chịu thuế giá trị gia tăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Vàng thỏi, vàng miếng nhập khẩu có chịu thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty kinh doanh cho thuê dịch vụ âm thanh, ánh sáng tổ chức sự kiện chịu thuế giá trị gia tăng 8 hay 10 phần trăm?
Hỏi đáp Pháp luật
Muối tinh có chịu thuế giá trị gia tăng không? Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh doanh ngoại tệ không chịu thuế giá trị gia tăng đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động kinh doanh dịch vụ, sản phẩm phần mềm máy tính có chịu thuế giá trị gia tăng không?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 51
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;