Bảo lãnh phát hành chứng khoán có phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) không?

Thuế giá trị gia tăng có áp dụng đối với bảo lãnh phát hành chứng khoán không? Giá tính thuế giá trị gia tăng được quy định như thế nào?

Bảo lãnh phát hành chứng khoán có phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) không?

Căn cứ theo khoản 8 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Luật Sửa đổi các Luật về thuế 2014 và khoản 1 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 có quy định cụ thể về đối tượng không chịu thuế như sau:

Đối tượng không chịu thuế
....
8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:
a) Dịch vụ cấp tín dụng bao gồm: cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh; cho thuê tài chính; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế; hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
b) Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng;
c) Kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới chứng khoán; tự doanh chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán; quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán; hoạt động kinh doanh chứng khoán khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
d) Chuyển nhượng vốn bao gồm: chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất, kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán; hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật;
đ) Bán nợ;
.....

Như vậy thông qua quy định trên thì thu nhập từ bảo lãnh phát hành chứng khoán không phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT).

Bảo lãnh phát hành chứng khoán có phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) không?

Bảo lãnh phát hành chứng khoán có phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) không? (Hình từ Internet)

Giá tính thuế giá trị gia tăng được quy định như thế nào?

Theo Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 và quy định về tỷ giá khi xác định giá tính thuế bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 2 Điều 6 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 có quy định cụ thể về giá tính thuế như sau:

- Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng;

- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu;”

- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu tặng cho là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này;

- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng.

- Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho thời hạn thuê thì giá tính thuế là số tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;

- Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng thời kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;

Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài.

- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm;

- Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng;

- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị;

- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước;

- Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng;

- Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:

Giá chưa có thuế giá trị gia tăng = Giá thanh toán/(1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%))

- Giá tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Ai là người nộp thuế GTGT?

Theo Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 có quy định cụ thể về người nộp thuế như sau:

Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

Chịu thuế giá trị gia tăng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cà phê có chịu thuế giá trị gia tăng không? Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với bán hàng hóa là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng từ 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm sức khỏe có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bình phun thuốc bảo vệ thực vật có chịu thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động bán nợ có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ tang lễ có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ cho thuê tài chính có phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền lãi vay có chịu thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo lãnh phát hành chứng khoán có phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) không?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 95

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;