Từ 01/7/2025, chuyển giao công nghệ trong trường hợp nào không phải đóng thuế GTGT?

Theo quy định của Luật Thuế GTGT sắp tới thì việc chuyển giao công nghệ trong trường hợp không phải đóng thuế GTGT?

Chuyển giao công nghệ là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 giải thích chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

Từ 01/7/2025, chuyển giao công nghệ trong trường hợp nào không phải đóng thuế GTGT?

Căn cứ quy định tại khoản 21 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 (Có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) thì chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Và căn cứ theo quy định tại Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì từ ngày 01/7/2025, chuyển giao công nghệ trong 03 trường hợp sau đây không phải đóng thuế GTGT:

- Chuyển giao công nghệ trong nước;

- Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;

- Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài.

đóng thuế GTGT

Từ 01/7/2025, chuyển giao công nghệ trong trường hợp nào không phải đóng thuế GTGT? (Hình từ Internet)

Những công nghệ nào khuyến khích chuyển giao, hạn chế chuyển giao và cấm chuyến giao?

(1) Công nghệ khuyến khích chuyển giao (theo Điều 9 Luật Chuyển giao công nghệ 2017)

- Công nghệ cao; máy móc, thiết bị đi kèm công nghệ cao được khuyến khích chuyển giao theo pháp luật về công nghệ cao.

- Công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao trong nước khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:

+ Tạo ra sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm được tạo ra từ công nghệ cùng loại hiện có;

+ Tạo ra sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước;

+ Tạo ra dịch vụ, ngành, nghề sản xuất, chế tạo, chế biến sản phẩm mới; nuôi, trồng giống mới đã qua kiểm nghiệm;

+ Tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nguyên liệu so với công nghệ cùng loại hiện có ở Việt Nam;

+ Sản xuất, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; lưu trữ năng lượng hiệu suất cao;

+ Tạo ra máy móc, thiết bị nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; máy móc, thiết bị y tế, dược phẩm phục vụ khám, điều trị, bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao chất lượng thể chất người Việt Nam;

+ Phát hiện, xử lý, dự báo để phòng chống thiên tai, dịch bệnh; cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính;

+ Sản xuất đồng bộ theo chuỗi có hiệu quả kinh tế - xã hội cao;

+ Tạo ra sản phẩm sử dụng đồng thời cho quốc phòng, an ninh và dân dụng;

+ Phát triển, hiện đại hóa nghề thủ công truyền thống.

- Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 hiện có ở Việt Nam trừ công nghệ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 và khoản 2 Điều 10 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, cụ thể:

- Công nghệ sử dụng nguyên liệu là sản phẩm, bán sản phẩm, vật tư sản xuất trong nước được khuyến khích chuyển giao ra nước ngoài.

(2) Công nghệ hạn chế chuyển giao (theo Điều 10 Luật Chuyển giao công nghệ 2017)

- Hạn chế chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước trong trường hợp sau đây:

+ Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia công nghiệp phát triển;

+ Sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Tạo ra sản phẩm bằng phương pháp biến đổi gen;

+ Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ mà đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Sử dụng tài nguyên, khoáng sản hạn chế khai thác trong nước;

+ Công nghệ nhân giống, nuôi, trồng giống mới chưa được kiểm nghiệm;

+ Tạo ra sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến phong tục, tập quán, truyền thống và đạo đức xã hội.

- Hạn chế chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài trong trường hợp sau đây:

+ Tạo ra các sản phẩm truyền thống, sản xuất theo bí quyết truyền thống hoặc sử dụng, tạo ra chủng, loại giống trong nông nghiệp, khoáng chất, vật liệu quý hiếm đặc trưng của Việt Nam;

+ Tạo ra sản phẩm xuất khẩu vào thị trường cạnh tranh với mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia của Việt Nam.

(3) Công nghệ cấm chuyển giao (theo Điều 11 Luật Chuyển giao công nghệ 2017)

- Cấm chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao trong nước công nghệ sau đây:

+ Không đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học;

+ Tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã hội; ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội;

+ Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến và chuyển giao ở các quốc gia đang phát triển và không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Công nghệ sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

+ Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

- Cấm chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp luật khác cho phép chuyển giao.

Chuyển giao công nghệ
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/7/2025, chuyển giao công nghệ trong trường hợp nào không phải đóng thuế GTGT?
Tác giả:
Lượt xem: 13

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;