Tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường như thế nào đối với hàng hóa sản xuất để tặng cho ra sao?

Thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa sản xuất để tặng sẽ được tính thuế và nộp thuế như thế nào?

Tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường như thế nào đối với hàng hóa sản xuất để tặng cho ra sao?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 67/2011/NĐ-CP quy định như sau:

Khai thuế, tính thuế và nộp thuế
Khai thuế, tính thuế và nộp thuế thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật Thuế bảo vệ môi trường và pháp luật về quản lý thuế.
1. Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo tháng. Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu ủy thác thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo từng lần phát sinh.
2. Khai thuế, tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn: Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện khai, nộp thuế bảo vệ môi trường và ngân sách nhà nước đối với lượng xăng dầu xuất, bán (bao gồm cả xuất để tiêu dùng nội bộ, xuất để trao đổi sản phẩm hàng hóa khác, xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, bán cho tổ chức, cá nhân khác; trừ bán cho công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối khác) tại địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng.
Bộ Tài chính quy định công ty đầu mối kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu.
3. Khai thuế, tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với than thực hiện theo nguyên tắc: Than tiêu thụ nội địa phải khai, nộp thuế bảo vệ môi trường; than xuất khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể quy định tại Khoản này.
4. Thuế bảo vệ môi trường chỉ phải nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế bảo vệ môi trường nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì không phải nộp thuế bảo vệ môi trường khi nhập khẩu.

Như vậy, đối chiếu quy định thì đối với hàng hóa sản xuất tặng cho thì sẽ thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo tháng.

Cách tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường như thế nào đối với hàng hóa sản xuất để tặng cho ra sao?

Cách tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường như thế nào đối với hàng hóa sản xuất để tặng cho ra sao? (Hình từ Internet)

Căn cứ để tính thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa sản xuất tặng cho ra sao?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 152/2011/TT-BTC được bổ sung bởi Điều 3 Thông tư 159/2012/TT-BTC và được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 106/2018/TT-BTC quy định cụ thể như sau:

Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối
1. Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:
1.1. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo.
1.2. Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.
Đối với trường hợp số lượng hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường xuất, bán và nhập khẩu tính bằng đơn vị đo lường khác đơn vị quy định tính thuế tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành thì phải qui đổi ra đơn vị đo lường quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường để tính thuế.
1.3. Đối với hàng hoá là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch và nhiên liệu sinh học thì số lượng hàng hoá tính thuế trong kỳ là số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tính thuế của hàng hoá tương ứng. Cách xác định như sau:
Căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật chế biến nhiên liệu hỗn hợp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (kể cả trường hợp có thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp), người nộp thuế tự tính toán, kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch; Đồng thời có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế về tỷ lệ phần trăm (%) xăng, dầu, mỡ nhờn có gốc hoá thạch chứa trong nhiên liệu hỗn hợp và nộp cùng với tờ khai thuế của tháng tiếp theo tháng bắt đầu có bán (hoặc có thay đổi tỷ lệ) nhiên liệu hỗn hợp.
1.4. Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA,...) hoặc các chất khác như nhôm, giấy… thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp. Căn cứ định mức lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất hoặc gia công túi ni lông đa lớp, người sản xuất hoặc người nhập khẩu túi ni lông đa lớp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.
Ví dụ 8: Doanh nghiệp A sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg túi ni lông đa lớp, trong đó trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp là 70% và trọng lượng màng nhựa khác (PA, PP,..) là 30%.
Như vậy, số thuế bảo vệ môi trường của doanh nghiệp A phải nộp đối với 100 kg túi ni lông đa lớp là: 100 kg x 70% x 40.000 đồng/kg = 2.800.000 đồng.
2. Mức thuế tuyệt đối làm căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường đối với từng hàng hóa là mức thuế được quy định tại Biểu mức thuế bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày 14 tháng 7 năm 2011 và Nghị quyết số 888a/2015/UBTVQH13 ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 về biểu thuế bảo vệ môi trường.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì căn cứ để tính thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa sản xuất tặng cho sẽ là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối.

Ghi chú:

- Số lượng hàng hóa tính thuế được sản xuất ra từ đó sẽ làm căn cứ tính thuế.

- Mức thuế tuyệt đối làm căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường đối với từng hàng hóa là mức thuế được quy định tại Biểu mức thuế bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Nghị quyết 1269/2011/UBTVQH12 và Nghị quyết 888a/2015/UBTVQH13.

Hàng hóa sản xuất tặng cho thì thời điểm tính thuế là lúc nào?

Căn cứ theo Điều 9 Luật Thuế Bảo vệ môi trường 2010 quy định như sau:

Thời điểm tính thuế
1. Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.
2. Đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.
3. Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
4. Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.

Như vậy, đối với việc hàng hóa sản xuất tặng cho thì thời điểm tính thuế sẽ là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa. (tức là thời điểm đã mang đi tặng, cho)

Hàng hóa sản xuất
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tính thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường như thế nào đối với hàng hóa sản xuất để tặng cho ra sao?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 13
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;