Tính phí bảo vệ môi trường là bao nhiêu đối với khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô?

Công thức tính phí bảo vệ môi trường là gì? Tính phí môi trường là bao nhiêu đối với khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô?

Tính phí bảo vệ môi trường là bao nhiêu đối với khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Mức thu phí
1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.
2. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (bao gồm cả trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích khai thác khoáng sản nhưng thu được khoáng sản) theo Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tận thu khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản bằng 60% mức thu phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Căn cứ nguyên tắc xác định mức thu phí quy định tại Luật Phí và lệ phí, Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này và tham khảo mức thu phí của các địa phương có khai thác khoáng sản tương tự thuộc đối tượng chịu phí, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyết định cụ thể mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì đối với khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành) thì sẽ tính phí bảo vệ môi trường là: 35 đồng/m3. (mét khối).

Tính phí bảo vệ môi trường là bao nhiêu đối với khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô?

Tính phí bảo vệ môi trường là bao nhiêu đối với khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô? (Hình từ Internet)

Công thức tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định như sau:

- Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau:

F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K.

*Trong đó:

F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ (tháng).

Q1 là khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí (m3).

Khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí (Q1) được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 41 và khoản 4 Điều 42 Nghị định 158/2016/NĐ-CP.

f1 là mức thu phí đối với số lượng đất đá bóc, đất đá thải: 200 đồng/m3.

Q2 là tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (tấn hoặc m3).

Tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (Q2) được xác định theo quy định tại Điều 42 Nghị định 158/2016/NĐ-CP.

f2 là mức thu phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/m3).

K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác, trong đó:

Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông, suối, lòng hồ thủy điện, thủy lợi, cửa biển): K = 1,1.

Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác (khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K = 1.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cơ quan thuế địa phương và Sở Tài nguyên và Môi trường trong quản lý hoạt động thu phí bảo vệ môi trường như thế nào?

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 27/2023/NĐ-CP trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cơ quan thuế địa phương và Sở Tài nguyên và Môi trường trong quản lý hoạt động thu phí bảo vệ môi trường lần lượt như sau:

[1] Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

- Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại kỳ họp gần nhất ban hành Nghị quyết về mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản áp dụng tại địa phương theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định này.

- Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu về các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản tại địa phương cho cơ quan thuế và phối hợp với cơ quan thuế quản lý chặt chẽ người nộp phí theo quy định tại Nghị định này.

[2] Cơ quan thuế địa phương có trách nhiệm:

- Quản lý thu, nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật về quản lý thuế.

- Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và trường hợp khác cung cấp theo quy định.

- Phối hợp với cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương tổ chức quản lý thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật về quản lý thuế.

- Chậm nhất là trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, căn cứ hồ sơ quyết toán phí năm (dương lịch) theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, cơ quan thuế nơi người nộp phí nộp hồ sơ kê khai phí có trách nhiệm chuyển cơ quan tài nguyên và môi trường thông tin chi tiết về khối lượng đất đá bóc, đất đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực tế khai thác đã kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trong năm theo từng Giấy phép khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Trường hợp quyết toán phí không theo năm dương lịch, chấm dứt hợp đồng khai thác khoáng sản, chấm dứt hoạt động thu mua gom khoáng sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh: Cơ quan thuế chuyên thông tin cho cơ quan tài nguyên và môi trường trong thời gian 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp hồ sơ quyết toán phí theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

- Chậm nhất là trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, Cục Thuế có trách nhiệm tổng hợp và thông tin công khai: Số phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản mà người nộp phí đã nộp của năm trước trên Cổng thông tin điện tử của Cục Thuế và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để người dân được biết.

[3] Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: đối chiếu số lượng đất đá bóc, đất đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực tế khai thác theo từng Giấy phép do người nộp phí kê khai với dữ liệu đã có tại Sở Tài nguyên và Môi trường; trường hợp khối lượng do người nộp phí kê khai không phù hợp thực tế hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xác định khối lượng đất đá bóc, đất đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực tế khai thác.

Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin do cơ quan thuế chuyển đến, trường hợp người nộp phí kê khai không đúng khối lượng đất đá bóc, đất đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực tế khai thác, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chuyển thông tin cho cơ quan thuế để xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Phí bảo vệ môi trường
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Khai thác quặng sắt thì khai phí bảo vệ môi trường ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khai phí bảo vệ môi trường ở đâu đối với tổ chức thu mua gom khoáng sản từ người khai thác nhỏ lẻ?
Hỏi đáp Pháp luật
Tính phí bảo vệ môi trường là bao nhiêu đối với khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô?
Hỏi đáp Pháp luật
Hộ gia đình chăn nuôi gia cầm dạng trang trại có chịu phí bảo vệ môi trường không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty phát sinh nước thải công nghiệp mới thuộc trường hợp phải đóng phí bảo vệ môi trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 01/PBVMT Tờ khai phí bảo vệ môi trường như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 02/PBVMT Tờ khai quyết toán phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 12

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;