Thuế tự vệ có bị phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa?
Thuế tự vệ có bị phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Thuế tự vệ
1. Điều kiện áp dụng thuế tự vệ:
a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
b) Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ:
a) Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh;
b) Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời;
c) Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.
3. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ không quá 04 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo, với điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và có bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì thuế tự vệ sẽ phải đảm bảo được nguyên tắc không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.
Bên cạnh đó, thuế tự vệ còn phải đảm bảo thêm những nguyên tắc sau:
- Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh;
- Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời;
*Lưu ý: Thời hạn áp dụng thuế tự vệ không quá 04 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời.
Thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo, với điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và có bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Thuế tự vệ có bị phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa? (Hình từ Internet)
Quy định về áp dụng thuế tự vệ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
- Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về chống bán phá giá, pháp luật về chống trợ cấp, pháp luật về tự vệ.
- Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
- Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
- Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.
Điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa gồm có nội dung gì?
Căn cứ vào Điều 50 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về nội dung của quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa như sau:
- Mô tả chi tiết hàng hóa nhập khẩu bị điều tra, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
- Tên của các doanh nghiệp và đại diện của các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ;
- Tóm tắt các thông tin về sự gia tăng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra;
- Thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước do sự gia tăng nhập khẩu.
- Trường hợp nào thì được hoàn thuế TNCN trong năm 2024?
- Cách tính thuế chuyển nhượng đất mới nhất?
- Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ % trên doanh thu từ hoạt động đại lý bảo hiểm?
- Thuế cho thuê nhà 2024 áp dụng cho ai? Cách tính thuế cho thuê nhà năm 2024?
- Hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân hằng tháng có phải là ngày 20 tháng 10 không?
- Hướng dẫn tra cứu nợ thuế thu nhập cá nhân?
- Từ ngày 01/01/2025, các đối tượng nào được miễn phí qua trạm thu phí BOT?
- Công bố giá vé đi tàu điện metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên? Vận chuyển hành khách bằng tàu điện có chịu thuế GTGT không?
- Các bước đăng ký dừng kết nối với Cổng thông tin hóa đơn điện tử theo hướng dẫn của Bộ Tài chính?
- Hướng dẫn 3 cách viết Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024 cho cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo? Đảng viên trong Hội cựu chiến binh Việt Nam đóng đảng phí bao nhiêu?