Áp dụng thuế tự vệ trong thời hạn bao lâu?
Áp dụng thuế tự vệ trong thời hạn bao lâu?
* Căn cứ tại khoản 7 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 14 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về thuế tự vệ như sau:
Thuế tự vệ
...
3. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ không quá 04 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo, với điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và có bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Như vậy, thời gian áp dụng thuế tự vệ không vượt quá 4 năm, bao gồm cả giai đoạn áp dụng thuế tự vệ tạm thời.
Tuy nhiên, thời hạn này có thể được gia hạn thêm tối đa 6 năm nếu vẫn tồn tại thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Điều kiện để gia hạn là phải có bằng chứng cho thấy ngành sản xuất đang thực hiện các biện pháp điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Áp dụng thuế tự vệ trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Điều kiện áp dụng thuế tự vệ là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì điều kiện áp dụng thuế tự vệ như sau:
- Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
- Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng thuế tự vệ?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ
1. Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về chống bán phá giá, pháp luật về chống trợ cấp, pháp luật về tự vệ.
2. Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
3. Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
4. Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
5. Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền áp dụng thuế tự vệ là Bộ Công Thương.
Quy định về áp dụng thuế tự vệ ra sao?
Căn cứ tại Điều 95 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về áp dụng biện pháp tự vệ. Thuế tự vệ là một trong những biện pháp tự vệ, theo đó, việc áp dụng thuế tự vệ như sau:
- Việc áp dụng thuế tự vệ tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra trước khi kết thúc điều tra, nếu xét thấy việc chậm thi hành thuế tự vệ gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau.
Thời hạn áp dụng thuế tự vệ tạm thời là không quá 200 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế tự vệ tạm thời có hiệu lực.
- Việc áp dụng thuế tự vệ chính thức được thực hiện như sau:
+ Sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra quy định tại Điều 94 Luật Quản lý ngoại thương 2017. Kết luận cuối cùng và các căn cứ chính để ban hành kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan đến quá trình điều tra;
+ Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế tự vệ chính thức;
+ Thời hạn áp dụng thuế tự vệ, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời là không quá 04 năm, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật Quản lý ngoại thương 2017;
+ Tổng thời gian áp dụng thuế tự vệ, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời, thuế tự vệ chính thức và thời gian gia hạn là không quá 10 năm.
- Hướng dẫn đăng ký thuế lần đầu đối với nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp kê khai, nộp thuế nhà thầu?
- Thủ tục đăng ký sử dụng hình thức tra cứu thông tin hóa đơn điện tử thông qua tin nhắn điện thoại?
- Mẫu Tờ khai kết nối với Cổng thông tin hóa đơn điện tử (Mẫu số 01/CCTT-KN) mới nhất?
- Tăng thuế GTGT từ 5% lên 10% đối với dịch vụ sản xuất phim: Những thay đổi quan trọng từ dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng?
- Mẫu báo cáo tình hình hoạt động đại lý thuế 2024 mới nhất? Đại lý thuế không gửi báo cáo tình hình hoạt động có bị đình chỉ kinh doanh không?
- 8 nhóm doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng có thuế suất cao được Tổng cục Hải quan tập trung thanh tra năm 2025?
- Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng 2024? Thời điểm chốt số liệu để kế toán trưởng lập báo cáo kế toán thuế là khi nào?
- Trường hợp nào thì được hoàn thuế TNCN trong năm 2024?
- Cách tính thuế chuyển nhượng đất mới nhất?
- Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ % trên doanh thu từ hoạt động đại lý bảo hiểm?