Thuế tài nguyên là gì? Doanh nghiệp khai thác tài nguyên thì ai là người nộp thuế tài nguyên?
Thuế tài nguyên là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm thuế tài nguyên là gì. Tuy nhiên, thuế tài nguyên có thể được hiểu là một loại thuế mà cá nhân, tổ chức phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Cũng có thể hiểu theo cách khác thì Thuế tài nguyên là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Thuế tài nguyên là loại thuế nhằm điều tiết thu nhập của tổ chức về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của đất nước.
Cụ thể thì căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế tài nguyên 2009 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Luật Sửa đổi các Luật về thuế 2014) thì những đối tượng sau phải chịu thuế tài nguyên gồm:
[1] Khoáng sản kim loại.
[2] Khoáng sản không kim loại.
[3] Dầu thô.
[4] Khí thiên nhiên, khí than.
[5] Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.
[6] Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển.
[7] Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất, trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.
[8] Yến sào thiên nhiên.
[9] Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
Thuế tài nguyên là gì? Doanh nghiệp khai thác tài nguyên thì ai là người nộp thuế tài nguyên? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp khai thác tài nguyên thì ai là người nộp thuế tài nguyên?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Thuế tài nguyên 2009 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 67 Luật Dầu khí 2022 như sau:
Người nộp thuế
1. Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên, trừ trường hợp khai thác tài nguyên đối với mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí khai thác tận thu theo quy định của pháp luật về dầu khí.
2. Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
a) Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế;
b) Bên Việt Nam và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;
c) Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.
Theo đó, người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên, trừ trường hợp khai thác tài nguyên đối với mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí khai thác tận thu theo quy định của pháp luật về dầu khí.
Sản lượng tài nguyên tính thuế tài nguyên được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Thuế tài nguyên 2009 sản lượng tài nguyên tính thuế tài nguyên được quy định như sau:
Sản lượng tài nguyên tính thuế
- Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.
- Đối với tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại.
- Đối với tài nguyên khai thác không bán mà đưa vào sản xuất sản phẩm khác nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm.
- Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng điện của cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không có hợp đồng mua bán điện được xác định theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, có xác nhận của bên mua, bên bán hoặc bên giao, bên nhận.
- Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng cho mục đích công nghiệp thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định bằng mét khối (m³) hoặc lít (l) theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam.
- Đối với tài nguyên được khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên, sản lượng tài nguyên khai thác dự kiến trong một năm có giá trị dưới 200.000.000 đồng thì thực hiện khoán sản lượng tài nguyên khai thác theo mùa vụ hoặc định kỳ để tính thuế.
Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan có liên quan ở địa phương xác định sản lượng tài nguyên khai thác được khoán để tính thuế.
- Thuế GTGT đối với dịch vụ điều trị nội nha là bao nhiêu?
- Máy thu hoạch lúa ngô có phải chịu thuế GTGT không?
- Máy kéo nông nghiệp có thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT?
- Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già có chịu thuế giá trị gia tăng không?
- Kinh doanh dịch vụ trị liệu cho người khuyết tật có nộp thuế GTGT không?
- Biện pháp nghiệp vụ được áp dụng trong giải quyết hồ sơ hoàn thuế như thế nào?
- Có được kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi công ty có doanh thu trên 1 tỷ đồng trong năm không?
- Gia hạn nộp thuế GTGT tháng 10/2024: Các doanh nghiệp có thể được gia hạn theo Nghị định 64?
- Hướng dẫn tra cứu thuế đất online tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế mới nhất?
- Từ 16/12/2024, thuốc lá điện tử sẽ chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bao nhiêu?