Thuế chống trợ cấp là gì? Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp là bao lâu?

Thế nào là thuế chống trợ cấp? Thuế chống trợ cấp được áp dụng trong thời hạn bao lâu?

Thuế chống trợ cấp là gì? Điều kiện và nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp là gì?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về điều kiện và nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp như sau:

* Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp:

- Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;

- Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

* Nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp:

- Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

- Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;

- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam;

- Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.

Thuế chống trợ cấp là gì? Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp là bao lâu?

Thuế chống trợ cấp là gì? Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp là bao lâu? (Hình từ Internet)

Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp là bao lâu?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 13 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn.

Thẩm quyền quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp thuộc về cơ quan nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:

Áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ
1. Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về chống bán phá giá, pháp luật về chống trợ cấp, pháp luật về tự vệ.
2. Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
3. Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
4. Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
5. Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.

Như vậy, thẩm quyền áp dụng thuế chống trợ cấp thuộc về Bộ Công thương.

Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 89 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện như sau:

- Trường hợp không đạt được cam kết quy định tại khoản 2 89 Luật Quản lý ngoại thương 2017, sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung điều tra quy định tại Điều 88 Luật Quản lý ngoại thương 2017. Kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra và các căn cứ chính để ban hành kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan;

- Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống trợ cấp;

- Mức thuế chống trợ cấp không được vượt quá mức trợ cấp trong kết luận cuối cùng;

- Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp là không quá 05 năm kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý ngoại thương 2017.

Việc áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 89 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì việc áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện như sau:

- Trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước;

- Thuế chống trợ cấp được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.

Thuế chống trợ cấp
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế chống trợ cấp có phải là thuế nhập khẩu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế chống trợ cấp là gì? Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp là bao lâu?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;