Sẽ sáp nhập các tỉnh thành theo Kết luận 126-KL/TW 2025? Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý thuế?

Theo Kết luận 126-KL/TW 2025 sẽ sáp nhập các tỉnh thành? Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý thuế?

Sẽ sáp nhập các tỉnh thành theo Kết luận 126-KL/TW 2025?

Ngày 14/02/2025, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Kết luận 126-KL/TW năm 2025 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025

Cụ thể, tại tiểu mục 3.4 Mục 3 Kết luận 126-KL/TW năm 2025 nêu rõ định hướng nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh thành trong hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thực năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030 như sau:

Tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030
...
3.2. Giao Đảng uỷ Chính phủ:
- Chỉ đạo Đảng uỷ Thanh tra Chính phủ và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện Đề án tổ chức lại hệ thống thanh tra, báo cáo Bộ Chính trị tại phiên họp ngày 18/02/2025.
- Lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, đánh giá, tổ chức lại hoạt động của các tổ chức đảng trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước theo hướng chuyển các đảng bộ cơ sở (doanh nghiệp) thuộc đảng bộ các tập đoàn, tổng công ty về trực thuộc cấp uỷ địa phương theo địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh (báo cáo Ban Bí thư vào cuối quý II/2025).
- Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp uỷ, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025.
...

Như vậy, theo Kết luận số 126-KL/TW đề cập đến việc nghiên cứu bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Các nội dung phải báo cáo Bộ Chính trị trong quý 3/2025.

Sẽ sáp nhập các tỉnh thành theo Kết luận 126-KL/TW 2025?

Sẽ sáp nhập các tỉnh thành theo Kết luận 126-KL/TW 2025? (Hình ảnh từ Internet)

Bộ Tài chính hướng dẫn nguồn kinh phí sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy ra sao?

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 07/2025/TT-BTC hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí, lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình sắp xếp bộ máy theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.

Cụ thể theo Thông tư 07/2025/TT-BTC, Bộ Tài chính hướng dẫn nguồn kinh phí sắp xếp tổ chức tinh gọn bộ máy như sau:

(1) Sử dụng dự toán ngân sách chi thường xuyên (khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2025/TT-BTC):

- Chi trả kinh phí bảo lưu mức lương chức vụ cũ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ đến hết nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ hoặc được bổ nhiệm chức vụ thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy.

- Tiếp tục trả nguyên tiền lương hiện hưởng (bao gồm các khoản phụ cấp) cho cán bộ, công chức được cử đi tăng cường công tác ở cơ sở.

- Thực hiện chính sách nâng bậc lương và chi tiền thưởng cho các đối tượng liên quan.

- Chi tiền thưởng cho các đối tượng theo quy định.

(2) Ngân sách nhà nước (khoản 2 Điều 2 Thông tư 07/2025/TT-BTC):

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang thuộc quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan trung ương khác, kinh phí sẽ do ngân sách trung ương đảm bảo.

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc các đơn vị do địa phương quản lý, kinh phí sẽ được tổng hợp vào nhu cầu cải cách tiền lương của địa phương.

(3) Lập dự toán, phân bổ, sử dụng và quyết toán kinh phí (Điều 5 Thông tư 07/2025/TT-BTC):

- Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn. Trong đó:

- Đối với các bộ, cơ quan trung ương: Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách, chế độ, tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và gửi Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với các địa phương:

+ Các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp vào nhu cầu cải cách tiền lương trong dự toán ngân sách nhà nước của địa phương.

+ Trường hợp nguồn cải cách tiền lương của địa phương không đủ, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ phần chênh lệch thiếu.

Lưu ý: Việc quyết toán kinh phí thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được tổng hợp chung vào báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán của cơ quan, đơn vị hàng năm theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn.

Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý thuế?

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý thuế như sau:

Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quản lý thuế và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế;

- Tổ chức việc thực hiện quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Tổ chức việc lập và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước;

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền;

- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về thuế;

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ khác có liên quan hướng dẫn việc thực hiện giám định độc lập về giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ theo quy định của Luật Đầu tư.

Cơ cấu tổ chức
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị quyết 190 2025 về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị quyết 177 năm 2025 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính phủ có bao nhiêu Bộ và cơ quan ngang Bộ từ 18/02/2025? Bộ Tài chính có thuộc cơ quan của Chính phủ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sẽ sáp nhập các tỉnh thành theo Kết luận 126-KL/TW 2025? Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị Quyết 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15?
Hỏi đáp Pháp luật
Kết luận 126-KL/TW: Nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số tỉnh tinh gọn tổ chức bộ máy? Hướng dẫn nguồn kinh phí sắp xếp tinh gọn của Bộ Tài chính ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Kết luận 126-KL/TW 2025 về tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025? Thứ trưởng Bộ Tài chính được tăng số lượng?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức thông qua Nghị quyết 176 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ với 14 Bộ và 3 cơ quan ngang Bộ? Bộ Tài chính có thuộc cơ quan của Chính phủ không?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 112

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;