Có bao nhiêu thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV theo Nghị quyết 179?
- Có bao nhiêu thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV theo Nghị quyết 179?
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội có vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động như thế nào?
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền quy định đối tượng được giảm án phí tòa án không?
- Mức thu án phí tòa án hiện nay là bao nhiêu?
Có bao nhiêu thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV theo Nghị quyết 179?
Ngày 18/02/2025, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 179/2025/QH15 quy định về số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 179/2025/QH15 thì số thành viênThành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV là 19 người, gồm:
- Chủ tịch Quốc hội;
- 06 Phó Chủ tịch Quốc hội;
- 12 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Lưu ý:
- Nghị quyết 179/2025/QH15 có hiệu lực thi hành từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua, tức là ngày 18/02/2025.
- Nghị quyết 179/2025/QH15 ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV hết hiệu lực từ ngày Nghị quyết 179/2025/QH15 có hiệu lực thi hành.
Có bao nhiêu thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV theo Nghị quyết 179? (Hình từ Internet)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội có vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động như thế nào?
Căn cứ Điều 44 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 quy định vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như sau:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ. Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.
- Nhiệm kỳ của Ủy ban thường vụ Quốc hội bắt đầu từ khi được Quốc hội bầu ra và kết thúc khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành.
- Tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội gửi báo cáo công tác của mình đến đại biểu Quốc hội. Tại kỳ họp cuối của mỗi khóa Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình báo cáo công tác nhiệm kỳ để Quốc hội xem xét, thảo luận.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền quy định đối tượng được giảm án phí tòa án không?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định như sau:
Miễn, giảm phí, lệ phí
1. Các đối tượng thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm án phí và lệ phí tòa án.
3. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
Theo quy định trên thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền quy định cụ thể đối tượng được giảm án phí tòa án.
Mức thu án phí tòa án hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ mục A Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu án phí tòa án như sau:
Stt | Tên án phí | Mức thu |
I | Án phí hình sự | |
1 | Án phí hình sự sơ thẩm | 200.000 đồng |
2 | Án phí hình sự phúc thẩm | 200.000 đồng |
II | Án phí dân sự | |
1 | Án phí dân sự sơ thẩm | |
1.1 | Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch | 300.000 đồng |
1.2 | Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch | 3.000.000 đồng |
1.3 | Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch | |
a | Từ 6.000.000 đồng trở xuống | 300.000 đồng |
b | Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
c | Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d | Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng |
đ | Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
e | Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. |
1.4 | Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch | |
a | Từ 60.000.000 đồng trở xuống | 3.000.000 đồng |
b | Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% của giá trị tranh chấp |
c | Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d | Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng |
đ | Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
e | Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng |
1.5 | Đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch | |
a | Từ 6.000.000 đồng trở xuống | 300.000 đồng |
b | Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 300.000 đồng |
c | Từ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 12.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d | Từ trên 2.000.000.000 đồng | 44.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
2 | Án phí dân sự phúc thẩm | |
2.1 | Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động | 300.000 đồng |
2.2 | Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại | 2.000.000 đồng |
III | Án phí hành chính | |
1 | Án phí hành chính sơ thẩm | 300.000 đồng |
2 | Án phí hành chính phúc thẩm | 300.000 đồng |