Phụ cấp thâm niên Kiểm sát viên có chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Có tính thuế TNCN đối với phụ cấp thâm niên Kiểm sát viên không?

Phụ cấp thâm niên Kiểm sát viên có chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Căn cứ tiết b.11 điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế TNCN như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
...
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
...
b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
...

Đồng thời, đối chiếu theo quy định tại Mục 10 Danh mục tổng hợp khoản phụ cấp, trợ cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm cơ sở xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công ban hành kèm theo Công văn 1381/TCT-TNCN năm 2014 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về các khoản phụ cấp đặc thù ngành nghề, trong đó có bao gồm phụ cấp thâm niên Kiểm sát viên.

Như vậy, phụ cấp thâm niên Kiểm sát viên không phải là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân.

Phụ cấp thâm niên Kiểm sát viên có tính thuế TNCN không?

Phụ cấp thâm niên Kiểm sát viên có tính thuế TNCN không? (Hình từ Internet)

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 2014, khoản 1 Điều 1 và khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2012 quy định về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân như sau:

- Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:

+ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;

+ Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:

+ Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.

- Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:

+ Tiền lãi cho vay;

+ Lợi tức cổ phần;

+ Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.

- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:

+ Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;

+ Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;

+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

+ Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

+ Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;

+ Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;

+ Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.

- Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:

+ Trúng thưởng xổ số;

+ Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại;

+ Trúng thưởng trong các hình thức cá cược;

+ Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.

- Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:

+ Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ;

+ Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.

- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

- Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

- Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Nơi nộp thuế thu nhập cá nhân là ở đâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về nơi nộp thuế thu nhập cá nhân như sau:

- Tại Kho bạc Nhà nước;

- Tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;

- Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế;

- Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Chịu thuế thu nhập cá nhân
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Dự kiến chi trả 2 tháng lương hưu trước Tết Nguyên đán 2025? Tiền lương hưu có chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập của cá nhân là chủ tàu có phải chịu thuế thu nhập cá nhân?
Hỏi đáp Pháp luật
Phụ cấp thâm niên Kiểm sát viên có chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền phụ cấp độc hại có chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền hoa hồng môi giới bất động sản có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập nào của cá nhân không cư trú thì phải chịu thuế thu nhập cá nhân?
Hỏi đáp Pháp luật
Có chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền thưởng cuộc thi hoa hậu quốc tế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những loại tài sản thừa kế nào phải chịu thuế thu nhập cá nhân?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu có chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập từ kiều hối có chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Tác giả:
Lượt xem: 60

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;