Nhập khẩu xe máy 2 thì có phải chịu thuế nhập khẩu? Nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa chịu thuế nhập khẩu như thế nào?

Nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa chịu thuế nhập khẩu như thế nào? Nhập khẩu xe máy 2 thì có phải chịu thuế nhập khẩu?

Nhập khẩu xe máy 2 thì có phải chịu thuế nhập khẩu?

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về đối tượng chịu thuế thì xe máy nhập khẩu sẽ chịu thuế nhập khẩu trong trường hợp sau:

+ Xe máy nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam;

+ Xe máy nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 vào thị trường trong nước;

+ Xe máy nhập khẩu tại chỗ quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thực hiện theo quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP;

*Lưu ý: Trường hợp không chịu thuế nhập khẩu (Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016);

+ Xe máy nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; Xe máy chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.

Như vậy, nhập khẩu xe máy 2 thì phải chịu thuế nhập khẩu ngoài ra còn phải chịu một số loại thuế khác theo quy định pháp luật.

Nhập khẩu xe máy 2 thì có phải chịu thuế nhập khẩu? Nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa chịu thuế nhập khẩu như thế nào?

Nhập khẩu xe máy 2 thì có phải chịu thuế nhập khẩu? Nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa chịu thuế nhập khẩu như thế nào? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa chịu thuế nhập khẩu như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC quy định như sau:

Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu

1. Nguyên tắc:
a) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp từ điểm a đến điểm e khoản 2 Điều này và dừng lại ở phương pháp xác định được trị giá hải quan;
b) Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau;
c) Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được.
2. Các phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu:
a) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu;
b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
d) Phương pháp trị giá khấu trừ;
đ) Phương pháp trị giá tính toán;
e) Phương pháp suy luận.”

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì có 3 nguyên tắc xác định trị giá hải quan như sau:

Nguyên tắc 1: Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp từ điểm a đến điểm e khoản 2 Điều này và dừng lại ở phương pháp xác định được trị giá hải quan;

Nguyên tắc 2: Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau;

Nguyên tắc 3: Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được.

Giảm thuế nhập khẩu trong một số trường hợp luật định như thế nào?

Căn cứ Điều 18 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:

Giảm thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được giảm thuế.
Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế.
2. Thủ tục giảm thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 32 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định:

Giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan theo quy định tại Luật hải quan năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nếu bị hư hỏng, mất mát do nguyên nhân khách quan được giảm thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Hồ sơ đề nghị giảm thuế, gồm:
a) Công văn đề nghị giảm thuế của người nộp thuế gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo các tiêu chí thông tin tại Mẫu số 3 Phụ lục VIIa hoặc công văn đề nghị giảm thuế theo Mẫu số 08 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
b) Hợp đồng bảo hiểm, thông báo trả tiền bồi thường của tổ chức nhận bảo hiểm (nếu có), trường hợp hợp đồng bảo hiểm không bao gồm nội dung bồi thường về thuế phải có xác nhận của tổ chức bảo hiểm; hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận đền bù của hãng vận tải đối với trường hợp tổn thất do hãng vận tải gây ra (nếu có): 01 bản chụp;
c) Biên bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại của cơ quan chức năng tại địa bàn nơi phát sinh thiệt hại (biên bản xác nhận vụ cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy của địa phương nơi xảy ra vụ cháy; văn bản xác nhận của một trong các cơ quan, tổ chức có liên quan sau: Cơ quan Công an xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Ban quản lý khu công nghiệp; Ban quản lý khu chế xuất; Ban quản lý khu kinh tế; Ban quản lý cửa khẩu; Cảng vụ hàng hải; Cảng vụ hàng không nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng về thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại cho nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu): 01 bản chính.
d) Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa: 01 bản chính.

Đối chiếu với những quy định trên thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giảm thuế nếu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan mà bị hư hỏng, mất mát và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận.

Mức giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế.

Thuế nhập khẩu
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trị giá hải quan của hàng hóa có dùng để tính thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Linh kiện nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu có chịu thuế nhập khẩu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhập khẩu cá rồng thì chịu thuế nhập khẩu bao nhiêu? Thời hạn nộp thuế nhập khẩu ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhập khẩu xe máy 2 thì có phải chịu thuế nhập khẩu? Nguyên tắc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa chịu thuế nhập khẩu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xe ô tô đã qua sử dụng ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiểu mục thuế nhập khẩu năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trị giá tính thuế nhập khẩu là gì?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 132

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;